Mong tái ngũ ra biển đảo

Chiến sĩ Hải quân làm nhiệm vụ vùng biển Trường Sa
Chiến sĩ Hải quân làm nhiệm vụ vùng biển Trường Sa
TP - Những ngày này, khi Trung Quốc đang gây căng thẳng khu vực quần đảo Hoàng Sa thì các chuyến tàu vẫn hướng ra Trường Sa thăm hỏi, động viên các chiến sĩ đang ngày đêm chắc tay súng, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Nhiều chiến sĩ trẻ đã xuất ngũ ở đất liền mong được tái ngũ để trở lại Trường Sa.

Những chuyến tàu hướng ra Trường Sa

Sáng 13/5, từ đất liền, tàu HQ996 nhổ neo, đưa đoàn đại biểu Hội chữ thập đỏ ra thăm và làm việc tại quần đảo Trường Sa. Tống Văn Tùng, thuyền viên trên tàu HQ 996 chia sẻ, khác với suy nghĩ của mọi người, những chuyến công tác ra Trường Sa vẫn tiến hành bình thường.

“Thành viên trên tàu đi Trường Sa luôn được chăm sóc cẩn thận. Vừa là nhiệm vụ, cũng là niềm vui của những người làm việc trên tàu HQ996 nối đất liền với Trường Sa”, Tùng nói. Theo Tùng, tâm lý của mọi người khi lên tàu đều ổn định, vững vàng. Tính từ đầu năm đến giờ, đây là chuyến công tác thứ tư của tàu HQ 996 ra Trường Sa.

“So với năm trước, Trường Sa có nhiều đổi khác rồi”, anh Tùng chia sẻ với tác giả bài viết - từng được đi thăm Trường Sa tháng 5/2013.

Mong tái ngũ ra biển đảo ảnh 1

Chiến sĩ Hải quân làm nhiệm vụ vùng biển Trường Sa

Phục vụ trên tàu tất cả các chuyến đi, Tùng đã đặt chân lên hầu hết các đảo thuộc chủ quyền quần đảo Trường Sa. “Anh em trên đảo không hề nao núng, lúc nào cũng sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc”, Tùng nói. Theo Tùng, các đoàn ra thăm vẫn tổ chức tặng quà, giao lưu văn nghệ rất thân mật với chiến sĩ trên các đảo. Trên chuyến đi thăm Trường Sa lần này ngoài nhiều phần quà có giá trị, tàu HQ 996 còn mang theo thùng quà của một phóng viên gửi tặng “Lính biển Việt Nam”, người sáng tác bài thơ “Tiếng biển” gây xúc động mạnh trên cộng đồng mạng thời gian qua.

Đại úy Nguyễn Văn Phúc vừa trở về đất liền sau thời gian công tác tại trạm y tế đảo Song Tử Tây cho Tiền Phong biết, trong thời gian này, anh em trên đảo vẫn sinh hoạt huấn luyện ổn định. “Lúc nào các chiến sĩ cũng sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc”, anh Phúc nói. Thông tin qua điện thoại cho phóng viên sáng 13/5, thượng úy Nguyễn Huy Hải, chỉ huy trưởng đảo Đá Nam cũng cho biết, anh em chiến sĩ ở Trường Sa luôn kiên định, kiên trì sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia.

Mong tái ngũ ra biển đảo ảnh 2

Tiễn quân ra Trường Sa tại Cảng Cam Ranh (Khánh Hòa). Ảnh: Hữu Việt

Cùng dịp này, tàu HQ571 cũng xuất phát ra thăm quần đảo Trường Sa. Thuyền viên Nguyễn Văn Duẩn (SN 1992) phục vụ trên tàu cho biết, tàu đang đưa đoàn đại biểu các dân tộc Việt Nam đi thăm Trường Sa. “Chuyến đi được tổ chức như bao chuyến đi khác. Mọi người bàn luận vấn đề căng thẳng trên biển Đông nhiều hơn”, Duẩn chia sẻ. Từ đầu năm, đã phục vụ vài chuyến công tác ra Trường Sa, Duẩn kể anh em chiến sĩ trên đảo, trong đó có nhiều bạn bè cùng lứa với Duẩn đang làm nhiệm vụ luôn sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc khi cần thiết.

Góp thêm sức mạnh cho đảo

Cũng như bao người con nước Việt, khi Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam gây tình hình căng thẳng, Duẩn hết sức phẫn nộ. Là người lính hải quân đang phục vụ trên tàu đi thăm quần đảo Trường Sa có nhiều bạn bè đang công tác trên đảo, Duẩn thường xuyên cập nhật tình hình sinh hoạt trên đảo và rất cảm động khi đồng đội đang hết mình làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Duẩn bảo, chỉ mong được trở lại đóng quân ở Trường Sa góp chút sức lực nhỏ bé cùng đồng đội giữ gìn biển đảo. “Giới trẻ và người dân Việt Nam luôn dành trọn tâm sức cao nhất trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tình cảm của mọi người thôi thúc mình góp chút sức lực cùng bạn bè bảo vệ quê hương. Đây là lúc thể hiện lòng yêu nước của mọi người”, Duẩn nói.

Cùng mong muốn bảo vệ chủ quyền biển đảo, Phí Văn Tùng (Ba Vì, Hà Nội) cũng mong muốn được tái ngũ. Tùng nhập ngũ và làm nhiệm vụ ở Song Tử Tây, vừa rời quân ngũ tháng 9/2013. “Trước tình hình căng thẳng trên biển, tôi chỉ mong được tái ngũ ra đảo và sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ biển đảo”, Tùng chia sẻ.

Đất liền mong nhớ Trường Sa

Với những người từng đến thăm và gặp những người lính ở quần đảo Trường Sa, hẳn không thể quên được nụ cười hiền, làn da đen sạm vì nắng và những giọt mồ hôi mặn chát thấm cát dưới cột mốc chủ quyền. Những người lính trẻ không quản ngại gian khổ, khó khăn, ngày đêm chắc tay súng bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Khi hoàn thành kíp trực, canh gác, họ lại mong ngóng về đất liền, nơi có gia đình, người yêu, bạn bè… để vơi đi phần nào nỗi nhớ nhung và thêm quyết tâm bảo vệ Tổ quốc. Dịp này, rất nhiều người trẻ ở đất liền nhắn tin hỏi thăm, động viên chiến sĩ ở Trường Sa, gửi đến các anh nhiều lời chúc sức khỏe, kiên trung với nhiệm vụ thiêng liêng mà quốc gia, dân tộc giao phó.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.