Mê mẩn vườn quất xứ Bắc trồng trên núi Hà Tĩnh của chàng kỹ sư bỏ phố về quê

TPO - Vốn là kỹ sư nông nghiệp, nhưng chàng trai ở Hà Tĩnh lại từ bỏ công việc ở thành phố để trở về quê trồng quất trên mảnh đất cằn, mỗi năm cho doanh thu hàng trăm triệu đồng.
Mê mẩn vườn quất xứ Bắc trồng trên núi Hà Tĩnh của chàng kỹ sư bỏ phố về quê ảnh 1

Anh Nguyễn Văn Thao (SN 1985), trú tại thôn Lâm Phúc, xã Sơn Lâm, Hương Sơn (Hà Tĩnh) từng tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp 1 (Hà Nội). Sau khi ra trường, anh làm việc tại Viện nghiên cứu rau quả (thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam).

Mê mẩn vườn quất xứ Bắc trồng trên núi Hà Tĩnh của chàng kỹ sư bỏ phố về quê ảnh 2

Năm 2018, anh Nguyễn Văn Thao đã đem giống cây quất cảnh về trồng thử nghiệm trên vùng đất Sơn Lâm quê nhà. Riêng năm nay anh trồng hơn 1.200 gốc, tuy nhiên do thời tiết không thuận lợi, có trên 50% diện tích bị hư hỏng, không thể tiêu thụ trong dịp Tết năm nay.

Mê mẩn vườn quất xứ Bắc trồng trên núi Hà Tĩnh của chàng kỹ sư bỏ phố về quê ảnh 3

"Năm nay có khoảng trên 600 gốc bán đúng dịp Tết. Quất tôi trồng có quất thế và dáng tháp, hiện nay có khoảng 200 gốc đã có người đặt mua. Còn lại dịp Tết tôi sẽ mang ra phố bán để kiếm thêm thu nhập bù lại chi phí năm nay số lượng cây hư hỏng nhiều", anh Thao nói.

Mê mẩn vườn quất xứ Bắc trồng trên núi Hà Tĩnh của chàng kỹ sư bỏ phố về quê ảnh 4

Trước khi mở rộng diện tích trồng quất, anh Thao đã trồng thử tại vườn nhà với 300 gốc. Sau đó quất phát triển tốt, anh đã vào khai hoang mảnh đất ruộng nằm trên khu vực rừng núi của gia đình để trồng quất.

Mê mẩn vườn quất xứ Bắc trồng trên núi Hà Tĩnh của chàng kỹ sư bỏ phố về quê ảnh 5

Từ chỗ trồng thử nghiệm, anh Thao đã phát triển mở rộng diện tích quất cảnh trên khu đồi gần nhà. Theo anh Thao, quất giống từ miền Bắc nhưng trồng ở Hà Tĩnh cũng thuận lợi khi quả sẽ ra đúng vụ, không cần thêm chi phí để kích thích tăng quả.

Mê mẩn vườn quất xứ Bắc trồng trên núi Hà Tĩnh của chàng kỹ sư bỏ phố về quê ảnh 6

Tuy nhiên, việc "chinh phục" loài cây này trên vùng đất miền núi Hương Sơn cũng gặp không ít khó khăn. Bởi thời tiết tại Hà Tĩnh thất thường, mưa nhiều vào mùa tháng 7-8. Nếu không có kỹ thuật sẽ dễ bị rụng quả, thối gốc.

Mê mẩn vườn quất xứ Bắc trồng trên núi Hà Tĩnh của chàng kỹ sư bỏ phố về quê ảnh 7

Đặc tính của cây quất là ra hoa quanh năm, nên phải căn thời gian để tỉa quả. Hiện tại anh Thao cũng đang hoàn thiện công tác “gò quất”, cắt tỉa, tạo dáng để phục vụ thị trường dịp Tết.

Mê mẩn vườn quất xứ Bắc trồng trên núi Hà Tĩnh của chàng kỹ sư bỏ phố về quê ảnh 8

Cây quất ưa nước, mùa hanh khô yêu cầu người trồng phải tưới nước liên tục để quả quất được to và mọng nước và ra lộc.

Mê mẩn vườn quất xứ Bắc trồng trên núi Hà Tĩnh của chàng kỹ sư bỏ phố về quê ảnh 9

Những cành sâu bệnh, cành khuất sâu trong tán và cành vượt được anh Thao bấm tỉa thường xuyên để cây cho dáng đẹp và quả đều.

Mê mẩn vườn quất xứ Bắc trồng trên núi Hà Tĩnh của chàng kỹ sư bỏ phố về quê ảnh 10

Cây quất đang phát triển tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của vùng đất xã Sơn Lâm.

Mê mẩn vườn quất xứ Bắc trồng trên núi Hà Tĩnh của chàng kỹ sư bỏ phố về quê ảnh 11

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất của gia đình anh Thao xanh mướt, quả chín vàng óng.

Mê mẩn vườn quất xứ Bắc trồng trên núi Hà Tĩnh của chàng kỹ sư bỏ phố về quê ảnh 12

Giá mỗi gốc quất bình quân từ 350-800 ngàn đồng/gốc. Năm nay ước tính vườn quất của anh Thao thu về khoảng trên 300 triệu đồng.

Tin liên quan