Mây phóng xạ tiến về Indonesia, Malaysia

Hầu hết trạm quan trắc hạt nhân phóng xạ ở Bán cầu Bắc (các ô hình tròn) đều phát hiện thấy hạt nhân phóng xạ rò rỉ từ các lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I Nguồn: CTBTO
Hầu hết trạm quan trắc hạt nhân phóng xạ ở Bán cầu Bắc (các ô hình tròn) đều phát hiện thấy hạt nhân phóng xạ rò rỉ từ các lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I Nguồn: CTBTO
TP - Đám mây phóng xạ bay gần Cà Mau chưa vào Việt Nam như lo ngại. Theo thông tin từ Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, ngày 27-3 đám mây này đang có xu hướng tiến về Indonesia và Malaysia.

>> Thông báo nhầm!

Hầu hết trạm quan trắc hạt nhân phóng xạ ở Bán cầu Bắc (các ô hình tròn) đều phát hiện thấy hạt nhân phóng xạ rò rỉ từ các lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I Nguồn: CTBTO
Hầu hết trạm quan trắc hạt nhân phóng xạ ở Bán cầu Bắc (các ô hình tròn) đều phát hiện thấy hạt nhân phóng xạ rò rỉ từ các lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I. Nguồn: CTBTO.

Theo hình ảnh mô phỏng, đám mây phóng xạ cho vùng Đông Nam Á có hướng di chuyển xuống phía Tây Nam đối với vị trí của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật Bản.

Kết quả kiểm xạ môi trường tại ba trạm quan trắc phóng xạ ở Hà Nội (2 trạm) và Đà Lạt cũng như kết quả đo nồng độ các nhân phóng xạ trong bụi khí tại Đà Lạt tính đến ngày 26-3 cho thấy, không có sự bất thường. Trong bụi khí chỉ quan trắc thấy các đồng vị phóng xạ tự nhiên: Be-7 (có nguồn gốc từ tia vũ trụ), K-40, Th-232 và U-238 (có nguồn gốc từ bụi đất).

Theo thông tin từ Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, tại nhà máy Fukushima I, áp suất bên trong thùng lò áp lực của tổ máy số 1 đã giảm, do vậy, việc phun nước vào đây bắt đầu giảm bớt. Ở tổ máy số 3, áp suất bên trong lớp bảo vệ bê tông cốt thép cũng đã ổn định.

Vẫn quan sát thấy khói bốc lên từ tòa nhà lò của các tổ máy 1, 2, 3 và 4. Nếu nước biển tiếp tục được phun, lò phản ứng sẽ bị ăn mòn, đồng thời muối biển tích tụ cũng sẽ ngăn cản dòng chảy của nước làm vô hiệu hoạt động làm mát. Do đó, Cty Điện lực Tokyo đang cố gắng chuyển việc phun nước từ nước biển sang nước ngọt.

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và quân đội Mỹ quyết định thiết lập một hệ thống cung cấp nước ngọt từ các tàu của Mỹ. Chiều 25-3, việc phun nước ngọt bắt đầu ở tổ máy số 1 và 3. Cơ quan An toàn Hạt nhân và Công nghiệp Nhật cho biết, nước phun vào các bể chứa nhiên liệu đã cháy được chuyển sang nước ngọt từ ngày 27-3.

Kết quả kiểm tra mẫu nước lấy từ tầng ngầm tòa nhà tuốc-bin cho thấy, nước ở đây có nồng độ phóng xạ cao gấp 10.000 lần so với nước trong lò phản ứng ở điều kiện hoạt động bình thường. Nguyên nhân có thể là do phóng xạ từ các thùng lò áp lực của tổ máy số 1 và 3 đã rò rỉ ra bên ngoài lớp bảo vệ bê tông cốt thép.

Hai trong 3 công nhân Nhật Bản nhiễm xạ, bị bỏng đã được chuyển đến Viện Khoa học phóng xạ quốc gia để điều trị.

Bên ngoài nhà máy Fukushima, kết quả kiểm tra tuyến giáp cho 66 trẻ em (trong đó có 14 bé sơ sinh) được sơ tán từ các địa điểm quanh nhà máy, cho thấy, các em đều không bị nhiễm xạ.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.