“Một vụ phun bao nhiêu lần thuốc, cũng có quy định rồi, nhưng ở Kiên Giang, có nơi phun đến 9 lần. Cái này phải xem lại việc chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất thế nào, cứ thế thì làm lúa chi phí rất cao, trong khi giá lúa thấp, sao có lãi được. “Đừng có đổ cho người dân, mà xem việc chỉ đạo đã có hiệu quả hay chưa, dân có nắm được không”- bà Thu nói.
Ông Ngô Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Bảo vệ thực vật (BVTV) cho biết, việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật, vấn đề an toàn thực phẩm đều do chính địa phương quản lý, nhưng lâu nay còn bỏ ngỏ. Ông nói: “Một trạm Bảo vệ thực vật ở huyện chỉ khoảng 3 cán bộ, ngoài sâu bệnh, còn lo về an toàn thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, làm sao xuể”.
Theo ông Dũng, nông dân muốn phun xong, hôm sau nhìn thấy sâu chết ngay, đó là thuốc có độc lực cao. Còn thuốc nguồn gốc sinh học, sâu chết từ từ. Thực tế, cần có lộ trình nâng cao nhận thức cho nông dân sử dụng thuốc.