Mạng lưới tình báo Mỹ ở Cuba tê liệt sau vụ tấn công bí ẩn

Khuôn viên đại sứ quán Mỹ ở Cuba. Ảnh: AFP.
Khuôn viên đại sứ quán Mỹ ở Cuba. Ảnh: AFP.
Vụ tấn công bí ẩn nhằm vào các nhà ngoại giao Mỹ ở thủ đô Havana vô tình ảnh hưởng đến hoạt động của mạng lưới điệp viên Mỹ tại Cuba.

Chính phủ Mỹ chỉ thực sự nhận ra sự nghiêm trọng của vấn đề mãi đến khi nạn nhân bị ảnh hưởng chính là các điệp viên mà nước này gửi sang Cuba, hoạt động dưới vỏ bọc là những nhà ngoại giao trong đại sứ quán, theo AP.


Chiêu "ăn miếng trả miếng"?

Vụ tấn công được cho là xảy ra xung quanh khoảng thời gian ông Trump đắc cử hồi tháng 11/2016, nhưng thời điểm cụ thể vẫn chưa xác định rõ. Nhà điều tra Mỹ cũng chưa thể khẳng định liệu các nhân viên tình báo có phải là nạn nhân đầu tiên của vụ việc, hay là người lên tiếng đầu tiên.

Đến nay, chính quyền Trump chỉ cho biết 21 nạn nhân bị ảnh hưởng là các chuyên viên của đại sứ quán Mỹ hay "thành viên cộng đồng ngoại giao". Điều này như ngụ ý chỉ những nhà ngoại giao thực sự và gia đình của họ là bị tấn công.

Khi phần lớn những nạn nhân trình báo đầu tiên là các nhân viên tình báo làm việc tại đại sứ quán, thì các cuộc điều tra ở hậu trường bắt đầu đi tìm câu trả lời ở thế giới của gián điệp và phản gián. Nhiều quan chức Mỹ nói với AP rằng bí ẩn này trở thành một trong những rắc rối của chính quyền Trump vốn đang đầy rẫy khủng hoảng.

Bộ Ngoại giao Mỹ và CIA từ chối bình luận về thông tin của AP.

Một mặt, vụ việc được cho là do ai đó cố tình nhằm vào mạng lưới tình báo Mỹ hoạt động trên Cuba, giống như những màn "ăn miếng trả miếng" trong thế giới gián điệp mà Mỹ và Cuba từng phát động chống lại lẫn nhau trong gần một nửa thế kỷ.

Tuy nhiên, không lâu sau đó, chính Mỹ lại phát hiện nhiều nhà ngoại giao thực thụ của họ cũng bị tổn hại sức khỏe do vụ tấn công. Điều này khiến cuộc điều tra truy tìm thủ phạm và động cơ gây án thêm phần khó khăn.

Trong 21 nạn nhân, các điệp viên Mỹ là những người bị thương tổn nặng nhất, bao gồm chất thương não, mất thính giác mà không thể hồi phục. Theo mô tả, những người này nghe thấy tiếng vo ve khi dang ở trong nhà, sau đó bất ngờ ngã bệnh.

Theo thời gian, mức độ thương tổn cũng tăng dần. Trong những vụ gần đây, nạn nhân thậm chí không còn nghe thấy tiếng nhiễu và thậm chí cũng không biết vụ tấn công đang xảy ra. Các triệu chứng chỉ bộc phát vào một khoảng thời gian sau đó. Điều này khiến các nhà điều tra lo ngại những kẻ tấn công có thể đã nâng cấp công nghệ khiến hành động của chúng trở nên khó bị phát hiện.

Sự "trả đũa" của Mỹ

Sau nhiều thập kỷ đối đầu, tia hy vọng như được thắp lên sau khi hai nước nối lại quân hệ ngoại giao vào năm 2015. Thời điểm vụ tấn công lần đầu được công khai cũng là lúc chính phủ Mỹ và Cuba đang nỗ lực để đạt được những thỏa thuận thương mại và di trú mới. Điệp viên hai bên cũng không gây ra những vụ việc ồn nào nào.

11 tháng trôi qua, Washington vẫn không thể khẳng định mối đe dọa đã kết thúc. Hồi cuối tuần trước, Bộ Ngoại giao Mỹ đã cảnh báo công dân nước này không đến Cuba, đồng thời yêu cầu di tản hơn một nửa nhân viên ở đại sứ quán tại Havana.

Đối với những người chọn ở lại hoặc những người sắp đến Cuba nhận nhiệm vụ, Washington cũng hướng dẫn họ cụ thể về vụ tấn công. Họ được học các bước nhằm giảm thiểu hậu quả, nếu chẳng may họ lại trở thành mục tiêu tấn công.

Dẫu vậy, nhiều cuộc điều tra của FBI vẫn chưa thể xác định loại thiết bị hay máy móc chính xác gây ra sự việc bí ẩn này.

Để theo dõi hình mẫu của nghi phạm khi ra tay, điều tra viên Mỹ xây dựng một bản đồ các khu vực vụ tấn công xảy ra ở thủ đô của Cuba. "Ba vùng địa lý đã được thiết lập là có liên quan, đó là nhà của các nhân viên sứ quán Mỹ, một số khách sạn trong vùng tấn công, và khách sạn lịch sử Capri.

Kể từ khi vụ việc được công khai hồi tháng 8, Mỹ thường né tránh sử cụng từ "vụ tấn công" mà là "sự cố". Tuy nhiên, vào cuối tuần qua, Bộ Ngoại giao đã tuyên bố đây là "các vụ tấn công cụ thể" nhằm vào công dân Mỹ làm nhiệm vụ ở Havana.

Nhiều ý kiến suy đoán động cơ hiển nhiên nhất của nghi phạm khi ra tay tấn công người Mỹ tại Cuba là nhằm làm bùng phát căng thẳng giữa hai nước. Nếu thực sự như vậy thì chiến lược này đang thành công.

Tuần qua, Washington đã yêu cầu giảm đáng kể số nhân viên ngoại giao Mỹ tại Cuba, đồng thời ban hành cảnh báo người dân không nên đến Cuba. Đây được cho là một động thái mạnh ảnh hưởng đến ngành du lịch, vốn là một trong những cột trụ của nền kinh tế của quốc gia Nam Mỹ này.

Tại Havana, do chỉ đạo triệu hồi nhân viên ngoại giao về nước nên nhiều viên chức Mỹ ở sứ quán đang dần bán tất cả vật dụng, đồng thời ráo riết tìm việc và nơi ở tại quê nhà. Nhiều người chủ yếu sống ở nước ngoài khi đi làm nhiệm vụ, nên họ không có một mái nhà chờ đợi sẵn ở Mỹ.

Đối với những người Cuba, tình hình cũng không khá hơn. Mỹ cung cấp 20.000 thị thực mỗi năm để người Cuba di cư đến Mỹ, cũng như tạo điều kiện cho hàng nghìn người có cơ hội thăm hỏi thân nhân. Việc cắt giảm mạnh viên chức ngoại giao ở sứ quán tại Havana có nghĩa quá trình xét duyệt, cấp thị thực sẽ bị đình chỉ vô thời hạn.

Đến nay, Cuba mạnh mẽ khẳng định liên quan hay có biết đến vụ tấn công. Sự phản ứng này quyết liệt đến nỗi một số quan chức Mỹ tin rằng người Cuba thật lòng. Các lãnh đạo Cuba khi gặp những quan chức Mỹ đều cho biết họ cũng cảm thấy kinh ngạc và sẵn sàng hỗ trợ. Havana bày tỏ thất vọng về những hành động gọi là "trả đũa" của Mỹ, nhưng khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác trong cuộc điều tra.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG