Quang cảnh cực quang trên bầu trời Sodankyla, Lapland, Phần Lan, ngày 7/10. Ảnh: Reuters |
Cực quang là hiện tượng tự nhiên xuất hiện dưới dạng các dải ánh sáng có màu sắc rực rỡ trên tầng cao của khí quyển ở các khu vực gần hai địa cực của trái đất. Trong ảnh, hiện tượng cực quang phương bắc quan sát được tại Phần Lan. Ảnh: Reuters |
Cực quang được hình thành do sự bức xạ từ. Theo thiên văn học, hiện tượng này được sinh ra do sự tương tác của tầng khí quyển bên trên của hành tinh cùng với các hạt mang điện tích từ gió mặt trời. Trong ảnh, cực quang phương bắc thắp sáng bầu trời Canada ngày 7/10. Ảnh: Reuters. |
Hiện tượng cực quang diễn ra mạnh nhất thường là sau khi xảy ra sự phun trào ánh sáng của Mặt Trời. Trong ảnh, cực quang quan sát được tại Blackie, Alberta, Canada ngày 7/10. Ảnh: Reuters. |
Từ mặt đất, người xem có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm có nhiều dải màu cùng nhiều loại ánh sáng kỳ ảo. Trong ảnh là hiện tượng cực quang ở Rovaniemi, Phần Lan. Ảnh: Reuters. |
Cực quang xuất hiện trên bầu trời gần Mo i Rana, Na Uy. Ảnh: Reuters |
Cực quang là những chùm sáng hình vòng cung luôn chuyển động với nhiều màu sắc trên nền trời vào ban đêm. Trong ảnh, cực quang được ghi lại ở vùng Omsk, Tây Nam Siberia, Nga. Ảnh: Reuters |
Na Uy là một trong những nơi quan sát được Bắc cực quang đẹp nhất từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 3, với các dải lụa phát sáng màu xanh hoặc màu đỏ pha tím. Trong ảnh, cực quang chiếu sáng bầu trời đêm phía trên một chiếc thuyền bên bờ biển ở Sommaroy, Na Uy. Ảnh: Reuters. |
Canada cũng được xem là thiên đường ngắm cực quang nhờ nằm trong vùng vĩ độ thấp và ít bị ô nhiễm ánh sáng. Trong ảnh, cực quang xuất hiện trên bầu trời bãi biển Jericho ở Vancouver, British Columbia, Canada. Ảnh: Reuters. |