Cực quang là cảnh tượng rực rỡ huyền ảo của bầu trời đêm xuất hiện bởi sự va chạm các hạt tích điện từ mặt trời với bầu khí quyển trái đất. Cực quang chỉ xuất hiện ở vùng gần cực từ tháng 10 năm nay tới tháng 3 năm sau. Ngoài màu xanh lá cây, một số cực quang còn có màu đỏ, xanh, vàng, cam...
Cực quang diễn ra ở Bắc bán cầu được gọi là bắc cực quang. Ở Nam bán cầu, hiện tượng này được gọi là nam cực quang.
Những quốc gia nằm trong vùng vĩ độ thấp như Canada, Na Uy, Thụy Điển, Iceland… sẽ dễ nhìn ngắm cực quang.
Thường thì cực quang được nhìn thấy vào những đêm trời quang, lạnh buốt.
Mặt trời tác động đến tất các các hệ hành tinh xoay quanh nó. Vì vậy, không chỉ Trái Đất mới có hiện tượng cực quang này mà các hành tinh khác như Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh cũng có cực quang.
NASA đã lên kế hoạch phóng hai tên lửa lên độ cao hơn 160km, xuyên qua vùng bắc cực quang. Đây là hai tên lửa nghiên cứu nhỏ với khả năng lơ lửng trong không gian vài phút, sau đó rơi trở lại Trái đất. Các nhà nghiên cứu kỳ vọng thu được thông tin quý giá về cực quang.