Lý do thiên tài Stephen Hawking chưa từng nhận giải Nobel

Ảnh: Thiên tài vật lý lý thuyết và vũ trụ học Stephen Hawking qua đời ở tuổi 76 hôm 14/3. (Ảnh: News.com.au)
Ảnh: Thiên tài vật lý lý thuyết và vũ trụ học Stephen Hawking qua đời ở tuổi 76 hôm 14/3. (Ảnh: News.com.au)
TPO - Stephen Hawking, nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học, nổi tiếng nhất thế giới hiện đại, được cả thế giới kính nể vì tài năng xuất chúng và nghị lực sống phi thường. Tuy nhiên, tác giả cuốn Lược sử thời gian chưa từng nhận được giải thưởng Nobel danh giá bởi cho đến nay chưa ai có thể chứng minh được lý thuyết của ông.

Lý do là bởi Hội đồng giải thưởng Nobel tìm kiếm các bằng chứng chứ không chỉ là những ý tưởng lớn.

“Giải thưởng Nobel không trao cho những người thông minh nhất, thậm chí là người có nhiều đóng góp vĩ đại nhất cho khoa học. Nó đươc trao cho người có những khám phá thực tiễn”, nhà vật lí Sean Carroll thuộc Viện công nghệ California, giải thích. “Những lý thuyết hay nhất của Hawking chưa từng được kiểm chứng. Đây là lý do ông chưa bao giờ nhận được giải thường này”.

Stephen Hawking thường được so sánh với Albert Einstein, người từng nhận giải Nobel. Nhưng Giải Nobel của Einstein không phải được trao cho Thuyết Tương đối nổi tiếng của ông mà để ghi nhận công lao giải thích hiện tượng quang điện cũng như đóng góp của ông cho ngành vật lý.
Thuyết về sóng hấp dẫn của Einstein không giành được giải thưởng danh dự cao nhất của khoa học cho đến khi có những quan sát trực tiếp những gợn sóng mờ nhạt trong không gian và thời gian.

Tương tự, lý thuyết về “Hạt của Chúa” hay còn gọi là hạt Higgs (hạt cơ bản trong mô hình chuẩn của ngành vật lý hạt) của Peter Higgs không chạm tới giải Nobel cho đến khi người ta phát hiện hạt thật nhờ máy gia tốc hạt cực lớn của châu Âu.

Đóng góp lớn nhất của Stephen Hawking là đưa ra lý thuyết về việc không phải mọi thứ  đều bị hút vào hố đen mà bức xạ (được đặt theo tên ông) có thể thoát ra. Điều này có thể được chứng minh nếu các nhà thiên văn học tìm thấy các hố đen kích thước phù hợp.

Những hố đen nhỏ, với quy mô tương đương một tiểu hành tinh, có thể dễ phát ra bức xạ hơn những hố đen lớn, nhà thiên văn học Avi Loeb, công tác tại ĐH Harvard (Mỹ), cho biết.
“Con người đang tìm kiếm những hố đen nhỏ nhưng đến nay vẫn chưa tìm ra. Đây là một điều đáng tiếc. Nếu họ tìm ra tôi có thể nhận được giải Nobel”, Hawking nói trong một bài phát biểu năm 2016.

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vẫn công nhận Hawking là một nhà khoa học vĩ đại có đóng góp đáng kể cho khoa học. Sự ra đi của ông là một mất mát cho thế giới khoa học.
Ông Loeb nói rằng cuộc đời và sự nghiệp của Hawking cho thấy giải thưởng có thể không quan trọng như vậy.

MỚI - NÓNG
Theo Bộ Công Thương, sức ép tăng giá điện rất lớn trong bối cảnh EVN đang bị lỗ rất lớn do chi phí đầu vào hơn 4 năm không được điều chỉnh.
EVN mong sớm tăng giá điện
TPO - Theo lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực - Bộ Công Thương, giá than, giá dầu và tỷ giá là những vấn đề gây sức ép nhất với giá thành sản xuất điện năm 2022. Bộ Công Thương đã báo cáo Chính phủ liên quan đến các phương án đề xuất tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Theo công bố của Bộ Công Thương, năm 2022, EVN bị lỗ
EVN lỗ hơn 26.000 tỷ đồng, đối diện nguy cơ mất cân đối tài chính
TPO - EVN bị lỗ tổng cộng hơn 26.200 tỷ đồng và đang đối diện nguy cơ mất cân đối tài chính, giá điện dự kiến cũng sẽ sớm được điều chỉnh... Đó là thông tin được Bộ Công Thương đưa ra tại cuộc họp báo công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2021 và năm 2022, diễn ra chiều tối nay (31/3).