London bất lực nhìn Argentina thuê Su-24 Nga

Argentina đã quyết định thuê chiến đấu cơ Su-24 Fencer của Nga
Argentina đã quyết định thuê chiến đấu cơ Su-24 Fencer của Nga
Anh đã ngăn chặn 2 thương vụ mua sắm chiến đấu cơ của Argentina khiến Buenos Aires quyết định bắt tay với Moscow - đối tác London không thể chi phối.

Anh đã can thiệp khiến thương vụ bán tiêm kích Mirage-F.1M thuộc biên chế của Không quân Tây Ban Nha cho Không quân Argentine bị đổ vỡ, mặc dù Argentina đã chuẩn bị đầy đủ tiền. Nguyên nhân bởi quốc gia từng cung cấp nhiều linh kiện để sản xuất loại máy bay này.

Theo Infodefensa, London lo ngại là Argentina, quốc gia đã từng xung đột quân sự với Anh trong những năm 1980 xung quanh quần đảo Malvinas, sẽ tiếp cận được công nghệ của Anh, cụ thể là các hệ thống phòng vệ máy bay. Bởi vậy, London đã gây áp lực với Madrid phải hủy bỏ thương vụ này.

Hợp đồng bất thành đã khiến Argentina thiệt hại nhiều hơn giá trị thực của nó bởi tuy giá thành của lô máy bay chiến đấu trên không cao nhưng đầu tư mua sắm các loại trang bị, vũ khí đi kèm bao gồm các loại vũ khí tiến công chính xác có giá rất đắt, từ vài trăm nghìn đến cả triệu USD/quả.

Để thực sự đưa các máy bay trên vào hoạt động cũng mất một khoản khá lớn trong ngân sách quốc phòng ít ỏi của nước này. Bởi vậy, Buenos Aires đã đình chỉ đàm phán kế hoạch liên hợp chế tạo máy bay chiến đấu hạng nhẹ Arrow-3 (phiên bản xuất khẩu của FC-1 Kiêu Long) với Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô - Trung Quốc.

Việc chấm dứt thương lượng giữa Nhà máy chế tạo máy bay FadeA của Argentina phía Trung Quốc với đã khiến kế hoạch nâng cấp lực lượng không quân của nước này bị chậm lại vài năm. Rất có thể trong thời gian tới, Argentina sẽ nối lại thương vụ này cho kế hoạch tăng cường thực lực không quân trung hạn của mình.

Vừa qua, Chính phủ Argentina đã quyết định bỏ ra một khoản ngân sách lên tới hàng tỷ USD để mua sắm loại máy bay chiến đấu Jas-39 Gripen của Thụy Điển thông qua nhà sản xuất Brazil. Tuy nhiên, kế hoạch này đã một lần nữa bị Anh gây áp lực lên phía Thụy Điển và Brazil dẫn đến thương vụ cũng bất thành.

Tạp chí quốc phòng Mỹ “Defense News” cho biết, vào ngày 21-10 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Argentina là ông Agustin Rossi công bố kế hoạch mua 24 tiêm kích Jas-39 Gripen E của hãng Saab (Thuỵ Điển) nhằm nâng cấp lực lượng không quân quá yếu ớt của nước này.

Thông tin trên của các phương tiện truyền thông Anh về việc Argentina quan tâm mua máy bay mới đã khiến Chính phủ của Thủ tướng David Cameron lo lắng cho lực lượng mình ở tận Nam Mỹ xa xôi và nâng cao cảnh giác, chấn chỉnh và tăng cường công tác bảo vệ quần đảo Falkland.

Một quan chức quốc phòng Anh cho biết, nếu như Argentina muốn “chơi với lửa”, làm căng thẳng thêm tình hình ở khu vực quần đảo Falkland thì Anh sẽ tiếp tục tăng cường máy bay chiến đấu đến hoạt động ở khu vực này. Đồng thời, London quyết định ra tay ngăn chặn thương vụ này.

“Cựu thù” Anh trong trận chiến đẫm máu ở quần đảo Falkland/Malvinas hàng chục năm trước đã sử dụng quyền phủ quyết thương vụ xuất khẩu này. Lý do là hơn 30% thành phần linh kiện của máy bay Gripen do các hãng Anh cung cấp và London không muốn “kẻ thù” sở hữu loại chiến đấu cơ lợi hại này.

30% thành phần linh kiện của máy bay Gripen do các hãng Anh cung cấp

30% thành phần linh kiện của máy bay Gripen do các hãng Anh cung cấp

Trước đó, Brazil đã ký hợp đồng mua 36 chiếc Gripen với hãng Saab, bao gồm cả hạng mục chuyển giao công nghệ phiên bản Gripen 2 chỗ ngồi, do hãng Embraer lắp ráp và một phiên bản xuất khẩu sang các nước Nam Mỹ khác, trong đó dự kiến có Argentina.

Năm lần bay lượt bị Anh ngăn cản khiến Argentina quyết định chấm dứt hoàn toàn các dự định mua sắm máy bay chiến đấu của phương Tây và chuyển hướng sang nhà cung cấp Nga - một đối tác đáng tin cậy và có quan hệ tốt với họ trong thời gian gần đây, nước có thể cung cấp bất cứ loại máy bay chiến đấu nào mà không cần xem xét đến các áp lực của Anh.

Nga cho Argentina thuê 12 chiếc Su-24 Fencer

Lực lượng quân đội trên quần đảo Fakland, lãnh thổ hải ngoại xa tít tắp của Vương quốc Anh vừa tuyên bố, hệ thống phòng thủ của họ đang bị đe dọa sau khi có tin Nga cung cấp máy bay chiến đấu cho quân đội Argentina.

Nga đã ký với Argentina một thỏa thuận cho thuê 12 máy bay Sukhoi Su-24 Fencer trong mọi trường hợp xảy ra với quốc gia này, ngược lại Argentina sẽ đảm bảo nguồn cung thịt bò và lúa mì cho người Nga, sau khi nước này hạn chế nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp từ châu Âu và Mỹ.

Các quan chức Bộ Quốc phòng Anh lo sợ việc quân đội Argentina nhận các máy bay chiến đấu hiện đại từ Nga, trước khi Anh kịp triển khai tàu sân bay có lượng giãn nước 65.000 tấn HMS Queen Elizabeth và máy bay chiến đấu F-35B cho lực lượng Hải quân tại khu vực này.

Anh còn ngăn cản cả thương vụ Argentina mua máy bay chiến đấu Mirage-F.1M của Tây Ban Nha

Anh còn ngăn cản cả thương vụ Argentina mua máy bay chiến đấu Mirage-F.1M của Tây Ban Nha

Quần đảo Falklands được Argentina tuyên bố chủ quyền với tên gọi là Las Malvinas, thuộc quyền quản lý thực tế của Anh từ năm 1830. Vào năm 1982, chính quyền Buenos Aires đã tiến hành một cuộc chiến tranh với London nhằm chiếm lại quần đảo, nhưng thất bại sau khi Anh phản công và lấy lại quyền cai trị khu vực này.

Hiện Anh chỉ có vẻn vẹn 1.500 quân đồn trú trên quần đảo Falklands. Lực lượng lục quân ít ỏi này được hỗ trợ bởi 1 tàu chiến hải quân, 4 máy bay RAF Typhoon, tên lửa đất đối không Rapier và các loại súng phòng không cùng với các lực lượng hỗ trợ hỏa lực mặt đất như pháo binh.

Nếu quân đội Argentina sở hữu các chiến đấu cơ mạnh mẽ của Nga sẽ khiến cho Anh yếu thế hơn so với Argentina nếu xảy ra một cuộc chiến tranh tương tự như năm 1982 bởi khoảng cách từ Argentina đến quần đảo này là cực gần so với từ Anh đến.

Janes phân tích, Su-24 với phạm vi tác chiến tối đa khoảng 1000 km, có thể mang tới 8.000 kg vũ khí các loại và hai bình nhiên liệu ngoài có thể tấn công quần đảo Falklands mà không cần tiếp nhiên liệu trên không. Tốc độ siêu âm ở độ cao thấp của nó cũng khiến hệ thống phòng thủ của Anh chỉ có rất ít thời gian để phản ứng.

Không những thế, với 9 giá treo vũ khí, Su-24 có khả năng mang được tất cả các loại vũ khí khủng nhất của Nga như tên lửa không đối không R60/R73, tên lửa không đối đất Kh-58/59, tên lửa không đối hạm Kh-31A, tên lửa chống bức xạ Kh-31P và bom có điều khiển KAB-500KR và KAB-500L.

Quần đảo Falkland/Malvinas nằm rất gần Argentina

Quần đảo Falkland/Malvinas nằm rất gần Argentina

Những vũ khí này và tính năng cơ động của máy bay cùng với khoảng cách rất gần từ Argentina đến quần đảo Malvinas khiến lực lượng không quân nước này hoàn toàn chiếm ưu thế, tạo ra mối đe dọa tiềm năng đối với lực lượng Anh đang đồn trú ở đây.

Nga đã phát triển mối quan hệ thân thiện với Argentina từ năm 2010, khi Moscow ký hợp đồng “lịch sử” đầu tiên với Buenos Aires và chuyển giao 2 máy bay trực thăng chiến đấu Mi17 để phục vụ trong lực lượng không quân quốc gia Argentina.

Thỏa thuận này đã chính thức mở đường cho hoạt động mua bán thiết bị quân sự sau này giữa hai nước và được nâng lên lên một tầm cao mới sau chuyến thăm Argentina của Tổng thống Nga hồi tháng 7 vừa qua, nhân dịp ông Putin đến Mỹ Latin tham dự Hội nghị thượng đỉnh của khối BRICS, tổ chức ở Brazil.

Trong các cuộc hội đàm Tổng thống Putin đã đặt vấn đề trao đổi thiết bị quân sự Nga cho thực phẩm và hàng hóa Argentina. Trước đó, Moscow đã cấm nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa từ Mỹ, EU, Na Uy, Australia và Canada nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt chống lại Nga với lý do Nga là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Mối quan hệ thân tình với Nga cùng việc năm lần bay lượt bị Anh ngăn cản khiến Argentina quyết định chấm dứt hoàn toàn các dự định mua sắm máy bay chiến đấu của phương Tây và chuyển hướng sang nhà cung cấp Nga - nước có thể cung cấp bất cứ loại máy bay chiến đấu nào mà không cần để ý đến áp lực của Anh.

Theo Theo baodatviet.vn
MỚI - NÓNG