Lợn bị nhiễm dịch tả Châu Phi nguy hiểm thế nào?

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO -  Dịch tả lợn Châu Phi không có khả năng lây sang người, kể cả khi người phơi nhiễm với sản phẩm động vật nhiễm bệnh không được nấu chín cũng không có nguy cơ lây nhiễm bệnh tả lợn sang người.

Dịch tả lợn châu Phi (African Swine Fever - ASF) khiến lợn bị bệnh nhanh và có tỷ lệ tử vong cao, nhưng ASF lại không gây bệnh cho con người.

10 điều cần biết về dịch tả lợn Châu Phi

1. ASF được tìm thấy ở lợn bướu thông thường, lợn rừng và lợn hoang khác ở Limpopo, Mpumalanga, Tây Bắc, phía bắc KwaZulu-Natal và các vùng khác của Nam Phi.

2. ASF khiến lợn thuộc mọi độ tuổi đều có thể mắc bệnh nhanh và tỷ lệ tử vong cao. Đến nay chưa có thuốc chữa khỏi ASF, nhưng nó lại không gây bệnh cho con người.

3. Lợn khỏe mắc bệnh nếu tiếp xúc với những con lợn bị ASF hoặc tiếp xúc với lợn rừng thông qua ve đốt.

4. Lợn nhà có thể bị lây nhiễm ASF nếu ăn chất thải từ thực phẩm dư thừa của con người có chứa mầm bệnh nhiễm ASF. Theo quy định, chất thải nội trợ dùng cho lợn cần nấu chín kỹ sau 1 giờ trước khi cho lợn ăn.

5. Lợn mắc bệnh ASF có các dấu hiệu như sốt, chán ăn, khó thở, nếu mang thai sẽ bị hư, tấy đỏ ở vùng tai, mũi, bụng và chân..., và chết rất nhanh trong vòng 2 đến 10 ngày sau khi mắc bệnh.

6. ASF lây lan nhanh giữa lợn ốm và khỏe trong toàn đàn từ 2 - 10 ngày.

7. Một số lợn bị bệnh nhưng không chết được coi là nguy hiểm vì chúng vẫn có thể làm cho những con lợn khác nhiễm bệnh.

8. Nếu nghi ngờ mắc ASF, nên thông báo cho cơ quan thú y địa phương. Kỹ thuật viên hoặc bác sĩ thú y sẽ đến kiểm tra, xác minh lợn khỏe hay mắc bệnh.

9. Các khu vực hoặc đàn gia súc bị ảnh hưởng cần được đặt cách ly để ngăn ngừa phát dịch diện rộng.

10. Không bán hoặc sử dụng lợn bị bệnh ASF. Không nên mua bán lợn trong khu vực đang có dịch ASF.

Lợn bị nhiễm dịch tả Châu Phi nguy hiểm thế nào? ảnh 1

Các chuyên gia khuyến cáo, để tránh mua phải thịt lợn bệnh, người tiêu dùng nên mua thịt ở những địa chỉ uy tín như siêu thị, cửa hàng chuyên cung cấp thịt sạch. Không nên vì giá rẻ mà chọn mua thịt lợn tại địa điểm bán không rõ nguồn gốc xuất xứ, nơi nhiều khói bụi, ruồi nhặng, không có biện pháp che chắn. Ảnh minh họa: Internet

Không giống như cúm lợn, bệnh tả lợn châu Phi không có mối đe dọa trực tiếp nào đối với sức khỏe con người nhưng lây truyền sang ruồi, muỗi, chuột, mèo, gà, vịt. Lợn bị tả có thể mắc thêm những loại bệnh nguy hiểm khác như tai xanh, cúm, thương hàn... Những bệnh này mới gây nguy hiểm cho người bởi làm rối loạn hệ tiêu hóa, đặc biệt khi con người ăn tiết canh, ăn thịt lợn bệnh chưa nấu chín kỹ.

Để chọn thịt lợn an toàn, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) hướng dẫn người dân cách nhận biết thịt nhiễm dịch tả lợn châu Phi như sau:

    Lợn bị nhiễm dịch tả châu Phi có các nốt xuất huyết nằm dưới da, trên vành tai trông giống như vết muỗi đốt. Bốn chân, bụng, ngực của lợn có màu tím xanh. Khi mổ ra, lợn tả có dịch lẫn máu ở bụng và khoang ngực. Toàn bộ nội tạng, cơ thể đều xuất huyết, lá lách phình to, hạch bạch huyết lớn, phổi không bị xẹp, khí quản dính máu, chứa nhiều bọt, thận xuất huyết, niêm mạc dạ dày loét, ruột tắc và chứa máu.

    Có thể nhận biết thịt lợn nhiễm dịch tả bằng mắt thường. Thịt lợn khỏe mạnh có màu đỏ tươi tự nhiên, mỡ trắng sáng, da không có các đốm hay các vết khác thường, ngón tay ấn vào không bị lõm hay rỉ nước. Nếu thịt có màu lạ như nâu, xám, đỏ thâm, xanh nhạt, phần bì lấm chấm xuất huyết, tai lợn bị tím, khi chạm tay thấy chảy nhớt, rỉ nước... thì là thịt ôi hoặc thịt lợn mắc bệnh.

    Hiện nay, nhiều nơi sau khi xác nhận có lợn nhiễm dịch tả, các chủ cơ sở vẫn giết mổ lợn, sau đó sơ chế, tẩm ướp hóa chất, bán cho người tiêu dùng. Vì vậy, mọi người cần biết cách nhận biết thịt lợn sạch với thịt ngâm hóa chất bảo quản như sau: Thịt ướp chất bảo quản trông đỏ tươi nhưng thớ thịt săn cứng mất độ đàn hồi. Cắt sâu vào bên trong, thịt khá nhũn, chảy dịch, màu hơi thâm, có mùi. Loại thịt này khi rửa sẽ chuyển màu nhợt và có mùi tanh rất khó chịu, mỡ có màu vàng. Lúc nấu, nước thịt ôi sẽ đục, mùi hôi, mỡ bề mặt tách thành những hình tròn nhỏ thay vì nổi váng lớn như thịt tươi.

    MỚI - NÓNG
    Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
    Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
    TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
    Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
    Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
    TPO - Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải tạo, bảo đảm khang trang, sạch đẹp, phục vụ tốt nhất đời sống người dân sau khi được bàn giao nhà tái định cư.