TP - Vâng có cả một Tiền Phong… chức vụ. Nói Tiền Phong là cái lò đào tạo cán bộ có lẽ không sợ… sái! Mà cái lò ấy luyện ra tinh những quan báo?
Cao nhất, lứa trên có ông Chủ nhiệm Tiền Phong Nguyễn Lam thì đã nói. Ông Lê Xuân Đồng có mấy lần đến Tiền Phong họp hành lễ lạt gì đó. Khi ấy chúng tôi mới được giới thiệu ông nguyên là Tổng Biên tập Tiền Phong một thời. Sau đó lên làm Phó Ban tuyên giáo T.Ư. Ông Đồng người Nghệ, vóc to nhớn.
Anh Cao Năm, Trưởng Ban trường học Tiền Phong người cùng khu tập thể với tôi. Lần ấy có cái xe Mát cơ vích màu trắng đỗ xịch trước cửa cơ quan. Thường trực cơ quan quát đỗ né sang một bên cho người ta đi. Người lái xe đứng tuổi vội vàng xin lỗi rồi tuân theo. Ông hỏi vào chỗ anh Cao Năm. Sau mới hay đó là ông Hoàng Hữu Nhân cậu ruột anh Cao Năm khi đó là Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Đi đâu ông cũng tự mình lái xe. Hoàng Hữu Nhân là cán bộ tài năng và liêm khiết. Từ ông, nhà văn Bùi Ngọc Tấn đã xây dựng thành nhân vật Hoàng trong chuyện kể năm 2000. Một thời gian sau anh Cao Năm sang làm yếu nhân của Ban Quản trị tài chính T.Ư, rồi về Đài truyền hình Việt Nam làm Chánh văn phòng.
Mèng nhất người Tiền Phong cũng là Phó, Tổng Biên tập. Ông Đỗ Văn Thoan, Trưởng Ban Nông thôn Tiền Phong. Ông Thoan về báo sau tiếp quản Thủ đô cũng cùng khu Tập thể Hàng Trống ngó ra Hồ Gươm. Mùa nực cứ chặp tối lại rinh cái ghế nhựa xếp ông mang từ Sài Gòn ra hồ hóng gió đến chín giờ tối mới quay vào. Có nhiều tối hóng gió như thế giữa những cơn đằng hắng, câu chuyện của ông với lũ viết chúng tôi ông cứ băn khoăn? (mà cũng có ý răn khéo?) rằng, không biết tại làm sao cái dân Tiền Phong hay phát mả (?) về cái đường viết lách thơ phú. Cứ như ông, nếu có khiếu ấy phải đợi đến lúc hưu. Còn bi giờ không thể ăn cây táo lại rào cây na, phải chăm chắm vào cái khâu làm báo cho nghiêm chỉnh cái đã. Rồi cuối cuộc, thế nào ông cũng dẫn ra cái thằng Bùi Ngọc Tấn, quân của ông hồi đầu những năm sáu mươi, mê viết văn hơn báo. Đến đoạn đó, nhạc sĩ Phong Nhã cha đẻ ca khúc Nhanh bước nhanh nhi đồng người cùng khu Tập thể cũng đương hóng gió ngay cạnh nghe được thủng thẳng cái hứng sáng tác đợi đến hưu thì còn nỗi gì… Ông Thoan cáu hắn (tức Bùi Ngọc Tấn) là lính của tôi nên tôi biết! Người ta mời đi dự Hội nghị viết văn trẻ những mấy ngày. Hắn gãi đầu, Tôi thương tình lờ bảo là đi công tác. Thì nhỡn tiền đó thôi. Sau chuyển về Báo Hải Phòng. Chả biết phát ngôn hay viết lách gì đó, bị bắt, đương trong trại đó thôi...
Anh Cao Năm, Trưởng Ban trường học Tiền Phong người cùng khu tập thể với tôi. Lần ấy có cái xe Mát cơ vích màu trắng đỗ xịch trước cửa cơ quan. Thường trực cơ quan quát đỗ né sang một bên cho người ta đi. Người lái xe đứng tuổi vội vàng xin lỗi rồi tuân theo. Ông hỏi vào chỗ anh Cao Năm. Sau mới hay đó là ông Hoàng Hữu Nhân cậu ruột anh Cao Năm khi đó là Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Đi đâu ông cũng tự mình lái xe. Hoàng Hữu Nhân là cán bộ tài năng và liêm khiết. Từ ông, nhà văn Bùi Ngọc Tấn đã xây dựng thành nhân vật Hoàng trong chuyện kể năm 2000. Một thời gian sau anh Cao Năm sang làm yếu nhân của Ban Quản trị tài chính T.Ư, rồi về Đài truyền hình Việt Nam làm Chánh văn phòng.
Mèng nhất người Tiền Phong cũng là Phó, Tổng Biên tập. Ông Đỗ Văn Thoan, Trưởng Ban Nông thôn Tiền Phong. Ông Thoan về báo sau tiếp quản Thủ đô cũng cùng khu Tập thể Hàng Trống ngó ra Hồ Gươm. Mùa nực cứ chặp tối lại rinh cái ghế nhựa xếp ông mang từ Sài Gòn ra hồ hóng gió đến chín giờ tối mới quay vào. Có nhiều tối hóng gió như thế giữa những cơn đằng hắng, câu chuyện của ông với lũ viết chúng tôi ông cứ băn khoăn? (mà cũng có ý răn khéo?) rằng, không biết tại làm sao cái dân Tiền Phong hay phát mả (?) về cái đường viết lách thơ phú. Cứ như ông, nếu có khiếu ấy phải đợi đến lúc hưu. Còn bi giờ không thể ăn cây táo lại rào cây na, phải chăm chắm vào cái khâu làm báo cho nghiêm chỉnh cái đã. Rồi cuối cuộc, thế nào ông cũng dẫn ra cái thằng Bùi Ngọc Tấn, quân của ông hồi đầu những năm sáu mươi, mê viết văn hơn báo. Đến đoạn đó, nhạc sĩ Phong Nhã cha đẻ ca khúc Nhanh bước nhanh nhi đồng người cùng khu Tập thể cũng đương hóng gió ngay cạnh nghe được thủng thẳng cái hứng sáng tác đợi đến hưu thì còn nỗi gì… Ông Thoan cáu hắn (tức Bùi Ngọc Tấn) là lính của tôi nên tôi biết! Người ta mời đi dự Hội nghị viết văn trẻ những mấy ngày. Hắn gãi đầu, Tôi thương tình lờ bảo là đi công tác. Thì nhỡn tiền đó thôi. Sau chuyển về Báo Hải Phòng. Chả biết phát ngôn hay viết lách gì đó, bị bắt, đương trong trại đó thôi...
Ông Thoan nhầm. Bùi Ngọc Tấn ra trại năm 1973. Và khi ấy chưa có, chưa viết Chuyện kể năm 2000.
Cái đoạn đối đáp ấy là khi ông Thoan đã chuyển sang làm giám đốc NXB Thanh Niên vài năm.
Sau ông Thoan, giám đốc NXB Thanh Niên lại là ông Hoàng Phong. Anh Phong người Thanh quê huyện Quảng Xương, tính lành. Nhưng tẩm ngẩm làm thơ từ hồi trẻ nguyên là Trưởng phụ trách Ban Sinh hoạt Đoàn của Báo. Tẩm ngẩm vì anh làm thơ kín. Mãi khi có tập trình làng, nhiều người mới hay. Cũng không đến nỗi. Tập thơ được Báo Văn Nghệ khen.
Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong Đỗ Cao Đáng sau sang phụ trách Hội Nhà báo. Trán hói. Tính nghiêm nhưng lành. Mà liêm khiết. Nhớ hồi ông còn ở Báo, bữa đi công trường xây nhà máy nhiệt điện Phả Lại, đến bữa, cơm có đĩa thịt gà rang. Cơm khách công trường hồi ấy thường là món thịt lợn hoặc cá kho mặn. Bát canh bí đỏ nấu mắm tôm hoặc đĩa rau xào. Hết phim! Chắc bữa nay công trường ưu tiên? Thoáng ngồi vào mâm, ông Đáng huých nhẹ vào sườn tôi, ăn sang thế này thanh toán thế nào? Dạ anh cứ yên tâm. Mấy bữa đều thế. Kết thúc chuyến đi chỉ phải nộp tem gạo ( 225gram/người/ bữa), còn tiền thức ăn, nói như ngôn ngữ bây giờ là phi (free- miễn phí) Nhắc lại cứ thấy trĩu một nỗi buồn. Cảm thương cái nỗi, trong chuyến công tác của Hội Nhà báo sang Liên Xô, ông Đáng không may bị đột quỵ và mất ở Matxcơva. Đếm chung cuộc, ông anh chúng tôi phỏng được bao ngày sung sướng?
Vẫn mồn một anh Hồ Xuân Sơn phụ trách Công tác Đoàn của Tiền Phong. Rồi là thư ký cho ông Đặng Quốc Bảo, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn. Tiếc anh Sơn mất rồi nếu không lại chả có cái gì như hồi ký. Nhiều lần tôi được cử theo vị Bí thư thứ nhất Đặng Quốc Bảo đi mấy địa phương. Và sau này cũng có đi tháp tùng này khác, nhưng chưa có cái duyên được gặp một vị lãnh đạo có tính cách độc đáo và trình độ uyên bác như tướng Đặng Quốc Bảo.
Hồi Trung Quốc đánh biên giới, tự vệ Tiền Phong phải phối hợp với tự vệ của cơ quan T.Ư Đoàn tổ chức gác đêm, tuần tra. Nói gác xách thế thôi chứ khoảng sau 12 giờ đêm thì lăn ra ghế mà ngủ. Một đêm đến phiên tôi với anh Hồ Xuân Sơn gác ở trụ sở T.Ư Đoàn ở 60 phố Bà Triệu. Thời buổi khốn khó, anh Phạm Đạo trực Đảng ủy T.Ư Đoàn thường buổi tối vẫn kiêm thêm việc vá săm chữa xe đạp ở mé cổng cơ quan kiếm thêm chút đỉnh. Đêm ấy anh gửi lại cái hòm dụng cụ nhờ chúng tôi trông. Ngủ tít mít thế nào mà bọn trộm mò vào tận phòng rinh mất. Sau thời gian làm thư ký cho tướng Bảo, anh Hồ Xuân Sơn chuyển sang làm Tổng Biên tập Báo Hà Nội Mới cho đến lúc hưu rồi mất.
Thế hệ sau, gần đây như Bá Kiên, Trưởng ban Kinh tế Tiền Phong sang làm Tổng Biên tập Báo Giao thông vận tải. Công nhận tay này hình như có cái gene phụ trách thì phải? Nhớ dạo đương là PV Ban Kinh tế, Bá Kiên xung phong ứng cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH). Anh em nhiều người can. Nhưng cũng nhiều người khuyến khích. ĐBQH là nhà báo? Tại sao không! Đương quá hiếm ký giả kiêm ĐBQH. Như trường hợp Minh Tuấn PV Đại Đoàn Kết cũng mới chỉ là Ủy viên Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội. Mãi sau đến trường hợp Trần Đăng Tuấn nguyên Phó tổng GĐ Đài truyền hình TƯ tuột ĐBQH thì thiên hạ mới bừng tỉnh vì tầm cỡ ký giả ấy mà, đương còn quá thiếu những tiêu chuẩn hữu hình lẫn vô hình! Và Bá Kiên cũng thế, nói theo khẩu ngữ tếu táo là trượt ngay từ vòng gửi xe! Trượt ĐBQH nhưng bù lại có một Tổng Biên tập cứng cựa như Bá Kiên đưa tờ Giao thông khởi sắc bày bán được cả ngoài sạp.
Rồi có Ngô Văn Hải, PV Ban Quốc tế cũng tự tin tạm biệt Tiền Phong sau này cũng giữ chân Tổng Biên tập một tờ thuộc VTC. Rồi Tô Nam, Hữu Việt nay cũng Vụ trưởng Vụ phó Báo Nhân Dân. Chuyện chuyển dịch của lứa phóng viên 8, 9X của Tiền Phong sau này thì nó lại khác. Hẹn một dịp khác sẽ kể.
Cái đoạn đối đáp ấy là khi ông Thoan đã chuyển sang làm giám đốc NXB Thanh Niên vài năm.
Sau ông Thoan, giám đốc NXB Thanh Niên lại là ông Hoàng Phong. Anh Phong người Thanh quê huyện Quảng Xương, tính lành. Nhưng tẩm ngẩm làm thơ từ hồi trẻ nguyên là Trưởng phụ trách Ban Sinh hoạt Đoàn của Báo. Tẩm ngẩm vì anh làm thơ kín. Mãi khi có tập trình làng, nhiều người mới hay. Cũng không đến nỗi. Tập thơ được Báo Văn Nghệ khen.
Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong Đỗ Cao Đáng sau sang phụ trách Hội Nhà báo. Trán hói. Tính nghiêm nhưng lành. Mà liêm khiết. Nhớ hồi ông còn ở Báo, bữa đi công trường xây nhà máy nhiệt điện Phả Lại, đến bữa, cơm có đĩa thịt gà rang. Cơm khách công trường hồi ấy thường là món thịt lợn hoặc cá kho mặn. Bát canh bí đỏ nấu mắm tôm hoặc đĩa rau xào. Hết phim! Chắc bữa nay công trường ưu tiên? Thoáng ngồi vào mâm, ông Đáng huých nhẹ vào sườn tôi, ăn sang thế này thanh toán thế nào? Dạ anh cứ yên tâm. Mấy bữa đều thế. Kết thúc chuyến đi chỉ phải nộp tem gạo ( 225gram/người/ bữa), còn tiền thức ăn, nói như ngôn ngữ bây giờ là phi (free- miễn phí) Nhắc lại cứ thấy trĩu một nỗi buồn. Cảm thương cái nỗi, trong chuyến công tác của Hội Nhà báo sang Liên Xô, ông Đáng không may bị đột quỵ và mất ở Matxcơva. Đếm chung cuộc, ông anh chúng tôi phỏng được bao ngày sung sướng?
Vẫn mồn một anh Hồ Xuân Sơn phụ trách Công tác Đoàn của Tiền Phong. Rồi là thư ký cho ông Đặng Quốc Bảo, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn. Tiếc anh Sơn mất rồi nếu không lại chả có cái gì như hồi ký. Nhiều lần tôi được cử theo vị Bí thư thứ nhất Đặng Quốc Bảo đi mấy địa phương. Và sau này cũng có đi tháp tùng này khác, nhưng chưa có cái duyên được gặp một vị lãnh đạo có tính cách độc đáo và trình độ uyên bác như tướng Đặng Quốc Bảo.
Hồi Trung Quốc đánh biên giới, tự vệ Tiền Phong phải phối hợp với tự vệ của cơ quan T.Ư Đoàn tổ chức gác đêm, tuần tra. Nói gác xách thế thôi chứ khoảng sau 12 giờ đêm thì lăn ra ghế mà ngủ. Một đêm đến phiên tôi với anh Hồ Xuân Sơn gác ở trụ sở T.Ư Đoàn ở 60 phố Bà Triệu. Thời buổi khốn khó, anh Phạm Đạo trực Đảng ủy T.Ư Đoàn thường buổi tối vẫn kiêm thêm việc vá săm chữa xe đạp ở mé cổng cơ quan kiếm thêm chút đỉnh. Đêm ấy anh gửi lại cái hòm dụng cụ nhờ chúng tôi trông. Ngủ tít mít thế nào mà bọn trộm mò vào tận phòng rinh mất. Sau thời gian làm thư ký cho tướng Bảo, anh Hồ Xuân Sơn chuyển sang làm Tổng Biên tập Báo Hà Nội Mới cho đến lúc hưu rồi mất.
Thế hệ sau, gần đây như Bá Kiên, Trưởng ban Kinh tế Tiền Phong sang làm Tổng Biên tập Báo Giao thông vận tải. Công nhận tay này hình như có cái gene phụ trách thì phải? Nhớ dạo đương là PV Ban Kinh tế, Bá Kiên xung phong ứng cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH). Anh em nhiều người can. Nhưng cũng nhiều người khuyến khích. ĐBQH là nhà báo? Tại sao không! Đương quá hiếm ký giả kiêm ĐBQH. Như trường hợp Minh Tuấn PV Đại Đoàn Kết cũng mới chỉ là Ủy viên Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội. Mãi sau đến trường hợp Trần Đăng Tuấn nguyên Phó tổng GĐ Đài truyền hình TƯ tuột ĐBQH thì thiên hạ mới bừng tỉnh vì tầm cỡ ký giả ấy mà, đương còn quá thiếu những tiêu chuẩn hữu hình lẫn vô hình! Và Bá Kiên cũng thế, nói theo khẩu ngữ tếu táo là trượt ngay từ vòng gửi xe! Trượt ĐBQH nhưng bù lại có một Tổng Biên tập cứng cựa như Bá Kiên đưa tờ Giao thông khởi sắc bày bán được cả ngoài sạp.
Rồi có Ngô Văn Hải, PV Ban Quốc tế cũng tự tin tạm biệt Tiền Phong sau này cũng giữ chân Tổng Biên tập một tờ thuộc VTC. Rồi Tô Nam, Hữu Việt nay cũng Vụ trưởng Vụ phó Báo Nhân Dân. Chuyện chuyển dịch của lứa phóng viên 8, 9X của Tiền Phong sau này thì nó lại khác. Hẹn một dịp khác sẽ kể.
Nhiều lần tôi được cử theo vị Bí thư thứ nhất Ðặng Quốc Bảo đi mấy địa phương. Và sau này cũng có đi tháp tùng này khác, nhưng chưa có cái duyên được gặp một vị lãnh đạo có tính cách độc đáo và trình độ uyên bác như tướng Ðặng Quốc Bảo.
Nhiều lần tôi được cử theo vị Bí thư thứ nhất Ðặng Quốc Bảo đi mấy địa phương. Và sau này cũng có đi tháp tùng này khác, nhưng chưa có cái duyên được gặp một vị lãnh đạo có tính cách độc đáo và trình độ uyên bác như tướng Ðặng Quốc Bảo.