Lo ngại khi giàn khoan Hải Dương 981 quay lại biển Đông

Hầu hết các cử tri đều lo ngại trước các động thái leo thang của Trung Quốc ở biển Đông, gần đây nhất là việc đưa giàn khoan HD 981 quay trở lại. Ảnh: Thanh Trần.
Hầu hết các cử tri đều lo ngại trước các động thái leo thang của Trung Quốc ở biển Đông, gần đây nhất là việc đưa giàn khoan HD 981 quay trở lại. Ảnh: Thanh Trần.
TP - Đó là tâm trạng chung của cử tri các quận Hải Châu, Thanh Khê, Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) trong buổi tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng, sáng 29/6. 

Đại biểu Nguyễn Trí Tụng (quận Hải Châu), bức xúc: “Trung Quốc đang lợi dụng tình cảm hai nước láng giềng, lợi dụng 16 chữ vàng để lấn chiếm, xây dựng trái phép ở Hoàng Sa. Cách đây mấy ngày lại đưa giàn khoan Hải Dương 981 quay trở lại biển Đông, tiến hành thăm dò dầu khí tại vùng biển phía Nam cửa vịnh Bắc Bộ và phía Tây Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa. Các hành động leo thang ấy khiến cử tri chúng tôi vô cùng lo lắng, nhưng vẫn chưa thấy Đảng, Nhà nước lên tiếng trước hành động này. Tại sao Quốc hội lại không ra Nghị quyết về biển Đông?”.  

Phó Chủ tịch Quốc hội -Thượng tướng Huỳnh Ngọc Sơn cho biết Quốc hội đã bàn có nên ra nghị quyết hay không, lúc này đã cần thiết chưa. “Bằng nhiều con đường, nhất là ngoại giao, chúng ta đã tuyên truyền, đấu tranh về chủ quyền. Thậm chí vụ việc giàn khoan, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội đã có văn bản gửi tới tất cả các nghị viện thế giới để họ ủng hộ Việt Nam, lên án Trung Quốc. Chủ trương của chúng ta là giữ vững hòa bình để phát triển kinh tế, kiên trì giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 và duy trì thực hiện Tuyên bố DOC, tiến tới ra quy tắc ứng xử COC sẽ cụ thể hơn. Vì vậy, khi thật cần thiết, Quốc hội sẽ ra nghị quyết”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Trả lời về câu hỏi tại sao chúng ta không khởi kiện Trung Quốc của một số cử tri, ông Huỳnh Ngọc Sơn nói: “Đảng, Nhà nước đã chuẩn bị tất cả các phương án, và cũng đã sắp xếp cái gì nên kiện trước, cái gì kiện sau. Không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm”. Trước việc Trung Quốc yêu cầu tàu thuyền phải tránh xa vị trí giàn khoan Hải Dương 981 từ 2.000m trở lên để đảm bảo an toàn cho hoạt động thăm dò dầu khí của giàn khoan, rất nhiều cử tri lo ngại cho việc đánh bắt và an toàn của ngư dân trên vùng biển này. Cử tri Trần Phúc Cừ, đề xuất: “Phải tăng cường bố trí lực lượng hải quân ở Hoàng Sa và Trường Sa để bảo vệ ngư dân trước sự đe dọa, đề phòng tấn công của Trung Quốc, đồng thời động viên ngư dân quyết tâm bám biển, bảo vệ chủ quyền”.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.