Lại bỏ phiếu quyết định siêu dự án sân bay Long Thành

Số phận sân bay có mức đầu tư gần 8 tỷ USD được Hội đồng thẩm định Nhà nước cân nhắc rất kỹ bằng hai lần bỏ phiếu
Số phận sân bay có mức đầu tư gần 8 tỷ USD được Hội đồng thẩm định Nhà nước cân nhắc rất kỹ bằng hai lần bỏ phiếu
Chủ đầu tư dự án sân bay Long Thành phải thuyết phục Hội đồng thẩm định Nhà nước về khả năng cạnh tranh để trở thành cảng trung chuyển hàng đầu trong khu vực.

Cảng hàng không quốc tế Long Thành sau khi hoàn thành sẽ đạt công suất 100 triệu khách mỗi năm, với tổng diện tích xây dựng 5.000 ha, được kỳ vọng trở thành cảng trung chuyển hàng đầu trong khu vực.

Tuy nhiên, câu hỏi được chuyên gia phản biện độc lập, GS Lã Ngọc Khuê đặt ra trong buổi họp ngày 14/8 là tại sao Cảng hàng không Chek Lap Kok (Hong Kong) có diện tích bằng 25% Long Thành, chỉ 2 đường hạ cất cánh nhưng đã trở thành cảng có công suất thứ ba thế giới từ 4 năm trước với 50 triệu khách. “Vậy vì sao Long Thành cần có tổng diện tích 5.000 ha để vấp phải sự bất khả kháng về giải phóng mặt bằng”, ông Khuê thắc mắc.

“Chủ đầu tư cần phân tích, làm rõ lợi thế cạnh tranh để Long Thành trở thành cảng trung chuyển quốc tế”, TS Nguyễn Ngọc Long, chuyên gia phản biện số 2 của dự án nhấn mạnh.

Trong báo cáo gửi Hội đồng thẩm định Nhà nước, tổ trưởng tổ chuyên gia thẩm định liên ngành Nguyễn Xuân Tự cho rằng báo cáo vẫn chưa phân tích làm rõ các ưu thế nổi trội và tính hấp dẫn để cảng hàng không này thu hút được hành khách và hàng hóa so với các cảng khác trong khu vực.

Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cũng là vấn đề chủ đầu tư phải giải trình làm rõ trong lần thẩm định thứ 3 này. Lấy đơn giá xây dựng nhà ga T2 Nội Bài vừa hoàn thành để tính toán, sân bay Long Thành ước tính ngốn khoảng 7,8 tỷ USD trong giai đoạn một.

GS Lã Ngọc Khuê so sánh, với đơn giá này thì suất đầu tư cho một triệu lượt khách mỗi năm của cảng hàng không này cao gấp đôi sân bay Suvarnabhumi của Thái Lan. “Vì Long Thành giai đoạn một có 2 đường cất hạ cánh, phục vụ được 25 triệu khách đã mất 7,8 tỷ USD, trong khi cùng số tiền này sân bay Thái Lan đã có công suất 45 triệu khách”, ông Khuê tính toán.

Giải trình mới nhất gửi đến hội đồng thẩm định đầu tháng 8, chủ đầu tư nói rằng việc so sánh chi phí đầu tư giữa các nước chỉ mang tính tương đối vì giá cả mỗi nước phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Trong khi dự toán của nhà ga T2 Nội Bài đã được lập, phê duyệt, thẩm tra và đã triển khai nên có cơ sở cho khái toán tổng mức đầu tư dự án Long Thành.

Dù đồng ý sơ bộ về tổng mức đầu tư, nhưng tổ thẩm định đề nghị cần bổ sung tính toán chi tiết trong giai đoạn triển khai lập dự án đầu tư để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.

Dự án sân bay Long Thành dù đã được Hội đồng Thẩm định Nhà nước thống nhất báo cáo Thủ tướng hồi tháng 3 sau hai lần thẩm định. Khi đó, có 13/16 thành viên nhất trí trình Thủ tướng để xem xét báo cáo Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ đã tiếp tục yêu cầu Bộ Giao thông chỉ đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam phải hoàn thiện báo cáo đầu tư để trình hội đồng thẩm định lại.

Tại báo cáo thẩm định của tổ chuyên gia liên ngành trình Hội đồng trong cuộc họp hôm nay, tổ này nhận xét sau khi được bổ sung, chỉnh sửa, báo cáo đầu tư dự án đã làm rõ thêm một số vấn đề chính được đề cập trong quá trình thẩm định, về cơ bản đã đáp ứng các nội dung theo quy định ở giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.

Tuy nhiên, kết quả cuối cùng của dự án sẽ một lần nữa được Hội đồng cân nhắc bằng hình thức bỏ phiếu vào ngày 14/8, làm cơ sở để Thủ tướng quyết định có trình ra Quốc hội xin chủ trương đầu tư ngay kỳ họp diễn ra vào tháng 10 tới hay không.

Theo Chí Hiếu

Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.