Dòng xe tăng hạng nặng KV ra đời vội vàng đã trải qua sự phát triển sâu hơn ngay sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 bắt đầu. Ban đầu các tấm thép được gắn vào tháp pháo tăng độ giáp bảo vệ cho nó lên tới 120 mm, nhưng đã khiến tổng trọng lượng xe tăng lên tới 50 tấn. Chính điều này khiến khả năng cơ động và độ tin cây của hệ thống treo của xe bị ảnh hưởng, nên cuối cùng cách thiết kế đã được thay đổi.
Giải pháp được chọn lựa là, tháp pháo xe sẽ được trang bị các lớp giáp hàn dày hơn (thay vì các tấm thép treo) được sản xuất sau đó, kể cả hệ thống vũ khí của xe cũng được thay đổi. Tới mùa thu năm 1941, xe tăng KV-1 mang pháo L-11 và F-32 (34) đã được thay thế bằng loại pháo tin cậy hơn ZIS-5 cùng cỡ đạn nhưng có nòng dài hơn.
Nỗi ám ảnh với phát xít Đức
Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Thế giới thứ 2, lực lượng phát xít Đức đã giật mình thảng thốt bởi khả năng phục hồi kinh ngạc của KV trước sức mạnh hỏa lực. Chiếc xe tăng không chỉ có thể chống lại bất kỳ sự xâm nhập nào của loại pháo phòng không Flak-36 cỡ 88 mm, mà còn chiến đấu hiệu quả chống lại các đơn vị pháo binh và thiết giáp của quân phát xít Đức.
Trong một trận chiến, kíp xe tăng Liên Xô dưới sự chỉ huy của trung úy Zinovii Kolobanov đã đánh gục tổng cộng 43 xe tăng địch. Kolobanov đã điều 5 xe tăng KV-1 ẩn sau những nhà dân có thể bắn trong một con đường hẹp qua một ngôi làng. Lính Liên Xô đã để các trinh sát địch vượt qua và đợi cho tới khi toàn bộ đội xe tăng hạng nặng Panzer II và III xuất hiện, lập tức bắn hạ từ chiếc đầu tiên tới chiếc cuối cùng.
Khi những xe tăng Panzer II/III đang bốc cháy, lính xe tăng Đức Quốc Xã náo loạn thì lập tức đã bị các xạ thủ của Liên Xô tiêu diệt. Chỉ riêng đội xe tăng do Kolobanov đã phá hủy tới 22 xe tăng địch. Đến mùa thu năm 1941, pháo Flak-36 được Đức Quốc Xã tung ra chiến trường với cỡ đạn có thể chống lại các xe tăng hạng nặng của Liên Xô. Sau Trận đánh Moscow, tướng Mikhail Katukov phát hiện ra rằng, quân địch từng tuyên bố chỉ nhằm vào KV-1 khi ông nhìn thấy dòng chữ “Chỉ nhằm KV mà bắn” được viết nguệch ngoạc trên súng thu được từ quân địch.
Những nỗ lực của quân phát xít Đức để phá hủy các xe tăng hạng nặng của Liên Xô lại càng tôn lên sự thành công của “cỗ máy chiến trường” KV. Theo số liệu thống kê, binh lính phát xít Đức đã phải mất suốt 8 ngày chỉ để hạ một xe tăng T-34 và 14 ngày để kìm hãm một xe tăng KV của Liên Xô.
KV chiến bại và những chỉ trích
Danh tiếng vô địch của xe tăng hạng nặng KV vang dội cho tới tháng 12/1944, khi Hitler ra lệnh sử dụng một loại đạn pháo sử dụng lực đẩy tên lửa bí mật bắt đầu phản công bên ngoài Moscow. KV cũng như T-34 sau đó đã bị tổn thương. Lúc này những lời phê bình cho rằng, KV thất bại do cả lỗi truyền động không tin cậy, khả năng cơ động kém, tốc độ chậm và trọng lượng lại quá nặng.
Không chỉ thế, các lời chỉ trích còn cho rằng có rất nhiều cản trở về mặt kỹ thuật. Trong khi Liên Xô có một lực lượng xe tăng đông đảo, thì họ lại không đủ số lượng các lính xe tăng được đào tạo đầy đủ. Thậm chí vào năm 1930, ngay sau tốt nghiệp phổ thông họ đã được đưa vào phục vụ quân đội. Điều đấy dẫn tới việc lực lượng chiến đấu thiếu đi nhiều chuyên môn kỹ thuật.
Đại đa số lính xe tăng Liên Xô lại chưa bao giờ lái một chiếc xe hơi trước khi họ gia nhập quân đội. “Hầu hết lính lái KV và T-34 chỉ có 3-5 giờ kinh nghiệm lái”, trích báo cáo đơn vị tăng từ ngày 22-16/6/1941. Thêm vào đó, khả năng phối hợp tác chiến chiến thuật lại hiếm khi được nhìn thấy ở cấp độ đại đội và tiểu đoàn.
Kết quả là, rất nhiều xe tăng hạng nặng KV bị thất bại không phải do bất kỳ lỗi kỹ thuật nào mà do khả năng của kíp chiến đấu thiếu năng lực.
Hơn nữa sự bố trí đa dạng các xe tăng trong đội hình tác chiến cũng không giải quyết được các vấn đề. Như một chỉ huy xe tăng tham gia đào tạo tiểu đoàn xe tăng viết: “Khó khăn là trong khi lái xe tăng trên đường, các xe tăng hạng nhẹ và hạng trung có tốc độ gần bằng nhau, nhưng khi chạy ra địa hình khó khăn, xe tăng hạng nhẹ nhanh chóng bị tụt lại phía sau. Các xe tăng hạng nặng lại chạy trước khiến cho các cây cầu thường sụp dưới chân họ khiến tất cả mọi thứ phải dừng lại”.
KV-1 oai hùng một thời.
Báo cáo của chỉ huy xe tăng giấu tên này cho biết thêm, “thông thường chỉ các xe tăng T-34 có thể đánh các trận chiến cơ động vì xe tăng hạng nhẹ không thể đối trọng các xe tăng của địch và các xe tăng hạng nặng thì vẫn còn đi ở phía sau. Hơn nữa, việc điều phối đội hình xe tăng hỗn hợp trong trận chiến cũng gặp khó khăn vì KV, T-34 và T-60 đều trang bị các bộ đàm khác nhau”.
Kết thúc một thời oai hùng
Về sau, xe tăng hạng nặng KV-1 được thiết kế nhẹ hơn và tốt hơn, nhưng về hỏa lực và lớp giáp bảo vệ của nó vẫn không khác các xe tăng hạng trung. Trong khi đó, có rất ít thay đổi trong sản xuất vũ khí cho KV-2. Một khẩu pháo 85 mm vốn được trang bị trên tháp pháo cho xe tăng hạng nặng mới IS-1 sau đó đã được sản xuất cho KV-85. Nhưng ngay khi được tung ra vào tháng 8/1943, KV-85 đã bại trận trước các xe tăng hạng nặng của phát xít Đức.
Mặc dù vậy, trước khi IS-1 ra đời, xe tăng KV mới là loại xe tăng duy nhất của Liên Xô có khả năng bắn thủng các xe tăng hạng nặng của Đức Quốc Xã ở khoảng cách 1.000 mét. Sau Trận chiến Moscow, KV vẫn được tôn vinh là loại tăng hàng đầu của Liên Xô. Tới năm 1942, Stalin ra lệnh chuyển 1 xe tăng KV-1 cho cả Anh và Mỹ để danh tiếng con thú thép được lan sang cả nước ngoài.
Hiện “cỗ máy chiến tranh” hàng khủng này vẫn đang được trưng bày tại Bảo tàng xe tăng ở Bovington và Bảo tàng Hậu cần quân đội Mỹ ở Richmond, Virginia. KV-1 và KV-1S cũng được trưng bày tại Bảo tàng xe tăng Kubinka ngoài Moscow, trong khi KV-2 đã trưng bày ở Bảo tàng Lực lượng vũ trang quân khu Trung tâm ở Moscow.