Kỳ lạ ngôi trường học sinh 'nghịch ngợm' sẽ bị thu dép

Trường THCS Hoa Lư, huyện Vạn Ninh.
Trường THCS Hoa Lư, huyện Vạn Ninh.
Ngày 23/4, phụ huynh Trường THCS Hoa Lư (xã Xuân Sơn, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) bức xúc phản ánh việc con em mình bị cô giáo chủ nhiệm tịch thu dép vì nhà trường quy định không được đi dép đến trường.

Ông B.L.P, phụ huynh của em K. (học sinh lớp 8A) cho biết: "Gia đình chúng tôi rất khó khăn, hàng ngày cả nhà phải lên rẫy kiếm củi bán lấy tiền trang trải, nuôi K. ăn học. Vậy mà không ít lần con tôi phải đi chân đất về vì bị nhà trường tịch thu dép".

Lần gần nhất K. bị cô chủ nhiệm thu dép là vào ngày 18/4, đến nay vẫn chưa trả lại. Do mặc cảm trước bạn bè, em nghỉ học 1 buổi. "Kỳ thi học kỳ II đang diễn ra, gia đình phải động viên cháu lấy dép ba để đi thi. Trước đó, ở học kỳ I cháu cũng bị thu dép một lần, phải mất 1 tháng sau cô giáo mới trả lại. Chúng tôi đã rất mệt mỏi trước các khoản tiền lo cho con ăn học, nay thêm vụ thu dép, có lẽ sắp tới gia đình phải cho cháu nghỉ học" - ông P. than thở.

Bà N.T.T.H, dì ruột em M. - một học sinh khác bị cô giáo thu dép - cho biết: "Do cha mẹ không hạnh phúc, M. phải ở với dì... Thấy cháu đi chân đất về, tôi cũng hỏi thăm. Mẹ cháu gửi tiền mua giày nhưng M. nói mang giày tốn tiền, mua dép thôi cũng được. Dép rẻ chỉ 25.000 đồng/đôi, còn giày phải hơn 100.000 đồng/đôi".

Trao đổi qua điện thoại, Bà Trần Thị Hồng - Hiệu trưởng Trường THCS Hoa Lư - thừa nhận giáo viên chủ nhiệm có thu dép của học sinh. Giáo viên có nói là liên hệ với cô Tổng phụ trách Đội để nhận lại nhưng không có em nào lên. Tuy nhiên, theo các em học sinh, khi giáo viên thu dép thì “không nói hôm nào trả lại” nên các em phải đi chân đất về nhà.

Theo bà Hồng, nhà trường đã thường xuyên nói trước buổi chào cờ nếu em nào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn về quần áo, dày dép thì liên hệ với nhà trường. Nhà trường có quỹ khuyến học sẽ mua giày cho các em nhưng không thấy học sinh nào phản ánh lại. 


Theo hiệu trưởng, những học sinh bị thu dép là “học sinh nghịch”, chứ không phải "gia đình không có điều kiện”. Việc mang giày đến trường đã có từ lâu, đây là nề nếp của nhà trường. Tuy nhiên, bà Hồng từ chối làm việc trực tiếp với phóng viên.

Chiều ngày 23/4, ông Nguyễn Từng - Phó phòng GD-ĐT huyện Vạn Ninh - cho biết ngay đầu năm học, phòng đã có văn bản chỉ đạo các trường về đồng phục học sinh THCS là áo trắng, quần xanh, còn giày dép tùy điều kiện học sinh. 

Do đó, việc Trường THCS Hoa Lư không cho học sinh mang dép là không đúng, việc thu dép của học sinh lại càng không đúng. Ông Từng cho biết sẽ kiểm tra lại và nếu vụ việc phản ánh là thật, phòng sẽ cho chấn chỉnh ngay, không chỉ trường Hoa Lư mà cả các trường khác.

“Đồng phục là tốt tạo được tính nề nếp trong nhà trường nhưng không thể áp dụng đại trà được. Nhiều em khó khăn phải cho các em mặc đồ riêng, không thể cấm. Với học sinh cá biệt phải có cách giáo dục riêng để đưa học sinh về với tập thể… Việc xử lý đồng phục phải có tình, có lý, chứ không được cứng nhắc”, ông Từng nói.

Theo Theo Người Lao Động
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
TPO - Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải tạo, bảo đảm khang trang, sạch đẹp, phục vụ tốt nhất đời sống người dân sau khi được bàn giao nhà tái định cư.