Kỳ bí ‘vùng đất sọ trâu’ của bộ tộc ít người ở Hà Giang

Có tới cả ngàn đầu lâu trâu trắng lốp treo lủng lẳng trên những cọc vầu hoặc cọc gỗ cắm rải rác trong những bụi cỏ, sau những gốc cây.
Kỳ bí ‘vùng đất sọ trâu’ của bộ tộc ít người ở Hà Giang ảnh 1

Trên dãy Tây Côn Lĩnh ở độ cao gần 2.000 m có một khu vực thâm u, kỳ bí, đầy những sọ trâu. Đó là vùng đất của người La Chí, thuộc bản Lủng Cẩu (Bản Phùng, Hoàng Su Phì, Hà Giang).

Kỳ bí ‘vùng đất sọ trâu’ của bộ tộc ít người ở Hà Giang ảnh 2

Có tới cả ngàn đầu lâu trâu trắng lốp treo lủng lẳng trên những cọc vầu hoặc cọc gỗ cắm rải rác trong những bụi cỏ, sau những gốc cây. Cảm giác lạnh lẽo chạy khắp cơ thể những ai lần đầu vào đây.

Kỳ bí ‘vùng đất sọ trâu’ của bộ tộc ít người ở Hà Giang ảnh 3

Có đầu lâu trâu vẫn còn hai chiếc sừng, có cái đã rụng sừng, có cái còn nguyên bộ hàm, có cái được cắm thẳng lên cọc, có cái rơi vãi xuống đất. Có những chiếc sọ trâu ẩn hiện trong bụi cây, đi va vào mới biết. Đầu lâu trâu được cắm trên những ngôi mộ. Người La Chí dùng trâu làm vật hiến tế cho người chết.

Kỳ bí ‘vùng đất sọ trâu’ của bộ tộc ít người ở Hà Giang ảnh 4

Người La Chí quan niệm chết là sang một thế giới khác, vẫn cần trâu để cày trên những thửa ruộng bậc thang, nên họ gửi trâu cho người chết lấy… vốn làm ăn. Người con trai cả dẫn trâu đi vòng quanh mộ 3 lần, quỳ lạy ở chân mộ, mời tổ tiên về dự lễ. Sau khi làm lễ, thầy cúng bắt đầu cúng hiến trâu cho người chết. Lễ cúng vừa tiến hành xong, người ta mổ trâu tại nghĩa địa, xẻ thịt, róc xương, rồi lại xếp xương thịt thành hình con trâu, lấy tấm da trâu phủ lên. Thầy cúng hiến dâng từng bộ phận của con trâu cho người chết. Khi các nghi lễ này làm xong, người ta đem luộc đầu trâu, bóc sạch thịt và đem sọ trâu cắm ở chiếc cọc bên mộ.

Kỳ bí ‘vùng đất sọ trâu’ của bộ tộc ít người ở Hà Giang ảnh 5

Hàng năm, cứ đến dịp Tết tháng Bảy, họ lại đi tảo mộ. Nhà nào khá giả thì làm lễ hiến trâu cho người chết, nhà nào nghèo khó, không có trâu thì thôi. Ngày Tết tháng Bảy, vào bản của người La Chí, thấy trâu cứ đổ uỳnh uỵch, vì rất nhiều gia đình mổ trâu cúng tổ tiên, người chết. Ở bản Lủng Cẩu, mỗi ngôi mộ treo lủng lẳng 2-3 sọ trâu, có ngôi mộ treo đến cả chục cái.

Kỳ bí ‘vùng đất sọ trâu’ của bộ tộc ít người ở Hà Giang ảnh 6

Ngôi mộ nào treo nhiều sọ trâu, chứng tỏ con cháu của người nằm xuống giàu có, thịnh vượng. Nghi lễ hiến trâu cho người chết của người La Chí quả vô cùng tốn kém. Ngoài nghĩa địa sọ trâu, thì ở bản Lủng Cẩu còn có ngôi miếu chứa rất nhiều sọ trâu. Tại ngôi miếu này, hàng năm, người La Chí vẫn mổ trâu để hiến tế thần rừng, thần rắn. Cúng tế xong, toàn bộ dân bản đánh chén thịt trâu trong rừng. Ăn xong, chiếc sọ trâu vẫn dính sừng được đặt trong miếu.

Kỳ bí ‘vùng đất sọ trâu’ của bộ tộc ít người ở Hà Giang ảnh 7

Người dân tin rằng, việc cúng trâu cho người chết và thần linh, sẽ đem lại nhiều may mắn. Thần linh sẽ ủng hộ đồng bào bằng cách cho thời tiết thuận lợi, mùa màng tốt tươi. Dân tộc La Chí có khoảng 10.000 người, cư trú ở các xã Bản Phùng, Bản Máy (Hoàng Su Phì), Bản Díu, Nàn Xỉn, Nấm Dẩn, Nà Chì (Xín Mần) của Hà Giang. Người La Chí định cư ở dãy Tây Côn Lĩnh đã rất lâu đời và họ đã tạo ra những tuyệt tác ruộng bậc thang trên dãy núi hùng vĩ miền Đông Bắc này.

Theo Dương Phạm
Theo VTC News
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.