Mỗi tháng người Việt chi gần 140 triệu USD nhập tôm, cá

Việt Nam nhập nhiều tôm sú từ Ấn Độ do nguyên liệu trong nước không đủ để chế biến xuất khẩu.
Việt Nam nhập nhiều tôm sú từ Ấn Độ do nguyên liệu trong nước không đủ để chế biến xuất khẩu.
Dù là nước xuất khẩu thủy sản nhưng vài năm trở lại đây, Việt Nam nhập khẩu nhiều  loại thủy sản từ nhiều nước để chế biến xuất khẩu lẫn tiêu thụ trong nước.

Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu thủy sản vào Việt Nam trong tháng 5-2018 tăng 29% so với tháng 4-2018 và tăng mạnh 60% so với tháng 5-2017, đạt hơn 163 triệu USD.

Tính chung cả 5 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu thủy sản các loại tăng 33% so với cùng kỳ năm 2017, đạt gần 698 triệu USD.

Ấn Độ, Na Uy, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản vẫn là các thị trường chủ yếu cung cấp tôm, cá nhập khẩu cho Việt Nam. Đáng chú ý, thủy sản nhập khẩu từ Ấn Độ tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 152 triệu USD, chiếm 22% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của cả nước.

Thủy sản nhập khẩu từ thị trường Na Uy về Việt Nam tăng rất mạnh 72% so với cùng kỳ, đạt 72 triệu USD, chiếm 10,4% trong tổng kim ngạch; nhập từ Đài Loan cũng tăng 41%, đạt 47 triệu USD, chiếm 7%. Chỉ có nhập khẩu thủy sản từ thị trường Trung Quốc 5 tháng đầu năm nay lại sụt giảm 9%, chỉ đạt 44 triệu USD, chiếm 6%.

Sản phẩm mà Việt Nam thường xuyên nhập từ Ấn Độ là tôm sú. Nguyên nhân do nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu, nên phải tìm nguồn nguyên liệu thay thế. Việt Nam nhập khẩu thủy sản từ Đài Loan chủ yếu là tôm sú, cá ngừ, mực. Nhập khẩu từ Na Uy nhiều nhất là cá hồi. Một số nguyên liệu Việt Nam nhập từ Nhật Bản là loại hiếm như cá thu đao, cá hồi, cá tuyết… Còn nhập khẩu từ Indonesia nhiều nhất là tôm, cua, rong biển.

Nhìn chung, trong 5 tháng đầu năm nay, nhập khẩu thủy sản về Việt Nam từ phần lớn các thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó tăng mạnh nhập khẩu từ các thị trường như: Indonesia tăng 78%, Malaysia tăng 83%, Ba Lan tăng 74%; Canada tăng 78%, Hàn Quốc tăng 72%.

Theo Theo Pháp luật TPHCM
MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.