Lần đầu tiên công bố có logo thương hiệu gạo Việt

TPO - Lễ công bố thương hiệu gạo Việt Nam sẽ diễn ra tại Festival lúa gạo Việt Nam lần 3, được tổ chức Long An từ ngày 18-24/12.
Lần đầu tiên công bố có logo thương hiệu gạo Việt ảnh 1

Việt Nam chuẩn bị công bố logo thương hiệu gạo quốc gia

Ngày 6/11, tại buổi họp báo Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ 3, ông Nguyễn Anh Dũng, đại diện Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, lần đầu tiên Việt Nam công bố logo thương hiệu gạo. Đây là điều rất đáng mừng bởi gạo Việt đã xuất khẩu sang hơn 150 quốc gia, nhưng vẫn vô danh trên thị trường quốc tế.

Đánh giá về tình hình xuất khẩu gạo thời gian tới, ông Dũng cho biết rất khả quan, bởi từ khi NĐ 107 quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo, vừa có hiệu lực từ ngày 1/10/2018 đã cởi trói rất nhiều ràng buộc đối với các doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí người nông dân, hợp tác xã kinh doanh lúa gạo cũng có thể xuất khẩu gạo.  các kho bãi về kho bãi, tàng trữ… có lợi cho doanh nghiệp

Theo báo cáo của Bộ Công thương, xuất khẩu gạo 2017 đạt 5,82 triệu tấn, tăng 21% so với năm 2016; Đến giữa tháng 9/2018, xuất khẩu gạo đạt 4,73 triệu tấn, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2017, trị giá đạt 2,38 tỷ USD, tăng 4,8%. 

Đáng chú ý, cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu chuyển dịch tích cực, tăng dần từ gạo trắng có chất lượng trung bình thấp sang gạo trắng có chất lượng trung bình cao. 8 tháng đầu năm, gạo chất chất lượng thấp chỉ chiến 2,07% trong tổng lượng gạo xuất khẩu; trong khi gạo trắng chất lượng cao chiếm 42,46%, gạo thơm chiếm 33,24%... Tình hình xuất khẩu gạo năm 2018 rất khả quan so với năm 2017, giá cũng đạt cao hơn Thái Lan.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) đã có gạo Một bụi đỏ Hồng Dân (Bạc Liêu), Nàng Nhen Bảy Núi (An Giang), gạo Nàng Thơm Chợ Ðào (Long An)... với giá bán có loại cao hơn gấp rưỡi gạo thường. Tuy nhiên, nghịch lý là các giống này chưa được thế giới biết đến bởi vẫn chưa có các thương hiệu chỉ dẫn địa lý như “gạo Việt Nam”, “gạo ĐBSCL”, “gạo thơm Sóc Trăng”... Thiếu chỉ dẫn địa lý, một trong những yếu tố quan trọng của thương hiệu thì gạo Việt khó lòng có thể đứng vững ở thị trường nước ngoài. 

Do vậy, logo thương hiệu gạo Việt Nam là hết sức cần thiết. Đó không chỉ là hình ảnh/biểu tượng và bảo vệ hình ảnh/biểu tượng đó... mà còn bao hàm các giá trị về chất lượng sản phẩm (giống), kỹ thuật sản xuất (điều kiện sinh thái, canh tác, chế biến, đóng gói), sự cam kết lâu dài của chủ thương hiệu, thể chế tổ chức trong chuỗi sản xuất và cung ứng... Đây chính là cơ sở để quản trị thương hiệu gạo quốc gia. 

Lễ công bố thương hiệu gạo Việt Nam sẽ diễn ra tại Festival lúa gạo Việt Nam lần 3, được tổ chức Long An từ ngày 18-24/12. Trong khuôn khổ Festival sẽ có nhiều sự kiện diễn ra như triển lãm với chủ đề “hạt gạo làng ta vươn ra thế giới”; triển lãm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất và chế biến nông sản, chế biến lúa gạo, các sản phẩm phục vụ ngành nông nghiệp.

MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.