Trao đổi với Tiền Phong, chuyên gia giao thông, TS Nguyễn Hữu Đức cho hay, ông nghiêng về đề xuất chọn phương án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư 26 tỷ USD của Bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT).
Theo ông Đức, phương án lựa chọn của Bộ KH&ĐT cũng nằm trong báo cáo tiền khả thi của Bộ GTVT, không phải nghiên cứu mới. Dù Bộ GTVT đưa ra kinh nghiệm hiện đại hóa đường sắt của Đức, Hà Lan theo cách nâng cấp đường sắt hiện hữu để khai thác tàu khách nhanh hơn, kết hợp cả tàu hàng. Tốc độ chạy tàu chỉ khoảng 200km/h. Dù phương án này có lợi thế chi phí thấp, nhưng Bộ GTVT không lựa chọn vì không phải là mô hình đi trước đón đầu xu hướng phát triển của thế giới.
Trong khi đó, phương án lựa chọn đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam của Bộ GTVT, theo ông Đức, là quá ôm đồm với số tiền lên tới 58,7 tỷ USD. “Bộ GTVT muốn đi trước đón đầu, đưa vận tải đường sắt đi thẳng lên hiện đại. Nên đề xuất đầu tư tuyến đường sắt hoàn toàn mới để chở khách, và nâng cấp đường sắt hiện hữu để chở hàng. Nên đề xuất tốc độ khai thác lên tới 350km/h”, ông Đức nói.
Tuy nhiên, theo chuyên gia trên, Bộ GTVT chưa tính tới năng lực quản lý. Khi đầu tư một dự án đường sắt hiện đại, tổng vốn đầu tư lên tới 58,7 tỷ USD, yêu cầu về năng lực quản lý sẽ rất cao.
Chuyên gia ủng hộ đường sắt Bắc Nam 'giá rẻ' của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Đướng sắt cao tốc - Ảnh: Japantourist/Kyotostation. |
TPO - Chuyên gia cho rằng, với năng lực quản lý hiện nay của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), phương án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam hết gần 58,7 tỷ USD của Bộ này là quá ôm đồm.
Phương án cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam của Bộ KH&ĐT là nâng cấp tuyến đường sắt hiện hữu, thay vì đầu tư hoàn toàn tuyến mới như đề xuất của Bộ GTVT.
Trong khi đó, hiện năng lực quản lý các dự án đầu tư đường sắt của Bộ GTVT chưa đáp ứng yêu cầu. Chỉ với đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội), Bộ GTVT vẫn chưa quản lý tốt, dẫn tới nhà thầu nói tăng vốn phải cho tăng vốn, nói chậm tiến độ phải chậm tiến độ. Do đó, thay vì chọn phương án tốn nhiều tiền, ông Đức chọn phương án ít tiền hơn, là của Bộ GTVT, để nếu có đội vốn cũng chỉ bằng tiền theo phương án của Bộ GTVT đã chọn. “Điều tôi lo ngại không phải là chọn phương án hay công nghệ nào, quan trọng là năng lực quản lý của cơ quan quản lý nhà nước. Nếu không thì đều như dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, Nhổn – ga Hà Nội, hay các tuyến metro TPHCM, đều đội vốn lên gấp đôi, chậm tiến độ nhiều năm, trong khi quy mô đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam lớn hơn nhiều lần”, ông Đức nói. Trước đó, Bộ KH&ĐT có báo cáo gửi Chính phủ về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, trong đó đưa ra đề xuất chỉ làm tuyến này trên cơ sở nâng cấp đường sắt hiện hữu, tổng mức đầu tư 26 tỷ USD, rẻ hơn 32 tỷ USD so với phương án của Bộ GTVT.
MỚI - NÓNG
Bản tin 8H: Ban Tuyên giáo Trung ương công bố quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Tuyên giáo Trung ương công bố Quyết định bổ nhiệm bà Trần Thị Phương Lan giữ chức Vụ trưởng Văn hóa – Văn nghệ và bà Hồ Hoài Linh giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác quốc tế.
THẾ GIỚI 24H: Mỹ cáo buộc Iran âm mưu ám sát ông Trump
TPO - Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc Iran âm mưu ám sát ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump trước cuộc bầu cử tổng thống.
Nhận định Hà Nội FC vs Hải Phòng, 19h15 ngày 9/11: Giải cơn khát thắng
TPO - Nhận định bóng đá Hà Nội FC vs Hải Phòng, LPBank V.League 1 mùa giải 2024/25 - Thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, phong độ, lịch sử đối đầu. Hà Nội FC không thắng 3 trận gần nhất còn Hải Phòng chỉ hòa và thua từ đầu giải. Hôm nay, đội nào sẽ giải cơn khát thắng?