Kinh tế toàn cầu có thể bị thiệt hại nặng nề

0:00 / 0:00
0:00
TP - Ngày 11/1, các lực lượng của Mỹ và Anh tấn công hơn 60 mục tiêu của Houthi ở Yemen. Khi cuộc xung đột leo thang, hậu quả đối với nền kinh tế toàn cầu càng trầm trọng.

Tesla đang tạm dừng hầu hết hoạt động sản xuất tại nhà máy ô tô điện quy mô lớn của họ ở Đức vì các cuộc tấn công đã làm gián đoạn nguồn cung cấp linh kiện. Các nhà bán lẻ đang cảnh báo về tình trạng giao hàng chậm trễ và chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ngày càng tăng. Giá dầu cũng đang tăng cao (dầu Brent và dầu thô Mỹ tăng khoảng 3% vào ngày 12/1) do lo ngại về chiến tranh khu vực rộng lớn hơn có thể làm gián đoạn nguồn cung.

Kinh tế toàn cầu có thể bị thiệt hại nặng nề ảnh 1

Sau khi tiến vào Biển Đỏ, tàu Maersk Hàng Châu bị Houthi tấn công ngày 30/12/2023. Ảnh: Reuters

Trong một báo cáo công bố hôm 9/1, Ngân hàng Thế giới cảnh báo, sự gián đoạn đối với các tuyến đường vận chuyển quan trọng đang “làm xói mòn mạng lưới cung ứng”. Trước mối đe dọa từ Houthi, sáu trong số 10 công ty vận tải container lớn nhất thế giới (Maersk, MSC, Hapag-Lloyd, CMA CGM, ZIM và ONE) tránh Biển Đỏ hoàn toàn hoặc phần lớn. Mối nguy hiểm đối với thủy thủ đoàn, hàng hóa và tàu thuyền đã buộc các hãng vận tải phải định tuyến lại các tàu, vòng qua Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi, dẫn đến sự chậm trễ lên tới ba tuần. Giám đốc điều hành Maersk Vincent Clerc nói với Financial Times hôm 11/1 rằng việc thiết lập lại lối đi an toàn qua Biển Đỏ có thể mất “vài tháng”. Ông nói thêm: “Điều đó có khả năng gây ra những hậu quả khá đáng kể đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu”. Viện Kinh tế Thế giới Kiel của Đức cho biết hôm 11/1 rằng thương mại toàn cầu đã giảm 1,3% từ tháng 11 đến tháng 12/2023, do “hậu quả của các cuộc tấn công vào tàu chở hàng ở Biển Đỏ”.

Giao hàng chậm, giá tăng

Chi phí vận chuyển đã tăng cao và cuối cùng có thể ảnh hưởng đến giá tiêu dùng. Nếu chiến tranh Israel-Hamas leo thang thành một cuộc xung đột khu vực rộng lớn hơn hoặc Houthi quyết định chuyển hướng tấn công vào các tàu chở dầu và tàu chở hàng rời (vận chuyển các nguyên liệu thô quan trọng như quặng sắt, gỗ, ngũ cốc…) thì hậu quả đối với nền kinh tế toàn cầu còn nghiêm trọng hơn. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới nhận định: “Trong bối cảnh xung đột leo thang, nguồn cung cấp năng lượng cũng có thể bị gián đoạn đáng kể, dẫn đến giá năng lượng tăng đột biến. Điều này sẽ có tác động lan tỏa đáng kể đến giá cả hàng hóa khác”.

Một số nhà sản xuất ô tô châu Âu đã định tuyến lại các chuyến hàng của họ quanh Mũi Hảo Vọng. Người phát ngôn của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô châu Âu cho biết: “Điều này dẫn đến chi phí cao hơn và giao hàng chậm khoảng hai tuần”.

Công ty nội thất Thụy Điển Ikea đã cảnh báo về sự chậm trễ trong vận chuyển và có thể thiếu hụt một số sản phẩm. Nhà bán lẻ quần áo Next của Anh nói: “Những khó khăn trong việc tiếp cận Kênh đào Suez nếu kéo dài thì có thể gây ra một số chậm trễ trong việc giao hàng vào đầu năm”. Hãng giày dép Mỹ Crocs cũng cho biết các mặt hàng gửi đến châu Âu sẽ mất thêm 2 tuần để đến nơi…

Ngoài việc tăng giá cước vận chuyển giao ngay sau các cuộc tấn công ở Biển Đỏ, nhiều hãng vận tải đang tính thêm các khoản phụ phí khẩn cấp. Theo hãng Freightos, giá trọn gói 5.000-8.000 USD mỗi container cho các tuyến thương mại chính xuất phát từ châu Á, cao gấp 2,5-4 lần mức bình thường.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.