Trái đất có tới 10 triệu tỉ con kiến, bất chấp việc mỗi ngày chúng bị giết rất nhiều. Theo giới sinh vật, ước tính loài kiến chiếm khoảng 15-20% tổng số cá thể động vật sống trên cạn.
Kiến là động vật thuộc bộ cánh màng, lớp sâu bọ. Nhà khoa học Corrie Moreau và các đồng nghiệp người Pháp đã công bố một nghiên cứu cho thấy kiến xuất hiện cách đây từ 140 đến 170 triệu năm. Có nghĩa chúng là sinh vật cổ đại bậc nhất vẫn tồn tại cho đến ngày nay, bất chấp sự biến động dữ dội của trái đất.
Kiến là loài sống bầy đàn, với cách tổ chức xã hội khá riêng biệt. Mỗi tổ kiến trung bình có khoảng 100.000 con trong một đàn với một mẹ duy nhất (kiến Chúa, có thể sống dai tới 30 năm). Ở đây, có điều gì đó giống cách tổ chức cuộc sống bầy đàn của loài ong.
Tuyệt đại số kiến con lại trong đàn là kiến thợ (chỉ sống từ 1-2 năm)- được ví như những lao động chăm chỉ, miệt mài nhất trái đất. Công việc của kiến thợ là chăm sóc kiến chúa, ấp trứng, chuyển trứng, nuôi kiến con, xây dựng hang, kiếm thức ăn, canh gác...
Cũng ít người biết rằng, tất cả kiến thợ đều là giống cái nhưng cơ quan sinh sản chưa phát triển đầy đủ, nên không bao giờ có thể trở thành kiến Chúa mà mãi mãi chỉ là chân “cu-li” từ khi sinh ra cho đến chết.
Kiến được xem là loài mạnh nhất vì chúng có thể vác thức ăn nặng hơn chúng cả 10 lần. Nhưng để vận chuyển lượng thức ăn nặng nề đó, chúng phải dùng sức mạnh tập thể trong sự phối hợp. Chúng cùng nhau khiêng thức ăn kiếm được một cách rất dễ dàng, khi mà cả ngàn con cùng chung sức.
Nếu một con kiến có kích thước tương đương với con người, thì chúng có thể chạy bộ đạt vận tốc chạy trung bình 55 km/h mà không bao giờ bị mệt. Chúng lại có thể nâng một vật có trọng lượng gấp 50 lần cơ thể nó với sức mạnh phi thường.
Kiến điên Tawny
Kiến điên Tawny sở hữu sức tàn phá khủng khiếp nhất trong các loài côn trùng cùng loại tuy không cắn đau như kiến lửa. Trong cơn đói, chúng sẽ nghiền nát toàn bộ những sinh vật sống trong phạm vi của chúng.
Ngoài những thức ăn thông thường, kiến điên cũng giết cả các loài động vật có khả năng cạnh tranh nguồn thực phẩm với chúng. Với kích thước nhỏ bé nhưng được bù lại bởi số lượng cùng sự hung hãn, kiến điên có thể tấn công và giết chết những con vật có trọng lượng lớn.
Chúng cho hệ sinh thái các bang ở miền Đông Nam nước Mỹ với việc tiêu diệt toàn bộ các loài côn trùng khác trên lãnh địa của chúng. Ban đầu, chúng được phát hiện ở Houston vào năm 2002 nhưng kiến điên đã nhanh chóng sinh sôi, phát triển trong môi trường ẩm ướt với mùa đông ôn hòa ở Texas, Florida, Louisiana và Mississippi. Không chỉ tác động xấu tới hệ sinh thái, kiến điên còn sẵn sàng làm tổ ở mọi nơi, bao gồm cả sân vườn, móng nhà hay thậm chí là ổ điện, gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống con người.
Số lượng đông đảo của kiến điên khiến chúng trở thành loài gây hại nhiều hơn. Kiến điên xâm lấn cuộc sống con người, làm tổ ở bất kể nơi nào chúng thấy thuận lợi. Dù con con người đã sử dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn loài động vật này nhưng không mang lại mấy hiệu quả, chưa thể giải thích tại sao sự có mặt của kiến điên khiến kiến lửa tháo chạy và cơ chế nào giúp loài động vật này không bị tiêu diệt trước những hóa chất của con người.
Những loài kiến hung dữ nhất hành tinh
1. Kiến người lính (Eciton Burchellii)
Kiến người lính có tập quán rất khác lạ, cứ 4 tháng là lại thay đổi “lãnh địa” một lần. Sức di chuyển của chúng rất mạnh, có thể di chuyển liên tục và “chạy nước rút” trên những con đường gấp 1.000.000 lần cơ thể mình. Bất kể lúc nào, chúng đều có thể vượt chướng ngại vật trên đường đi của mình.
Luôn luôn đi về phía trước và “không lùi bước” trước khó khăn nào. Có thể bạn không tin nhưng đã có báo cáo cho rằng kiến người lính từng giết con ngựa vì ngủ “cản đường” hành quân của chúng. Thật sự, loài này như những chiến binh thực thụ.
2. Kiến vàng điên (Anoplolepis gracilipes)
Bởi tên gọi đã nói lên một phần tính cách của chúng, kiến vàng điên hung dữ và điên loạn trong cách di chuyển và là một trong những động vật nguy hiểm nhất thế giới. Bắt nguồn từ Châu Phi rồi chu du khắp Châu Á qua các thùng hàng hay vật liệu bao gói chính là nơi kiến vàng điên đã xuất hiện.
Với sự phát triển tột độ kinh hoàng, chúng hình thành nhiều trên các lãnh thổ với tỷ lệ 1.000 con/km2. Thức ăn thường của kiến vàng điên là hệ thực vật địa phương, chúng tiêu hủy các loài động vật không xương sống tại bản địa và hủy hoại hệ sinh thái nhiều nơi.
3. Kiến Achentian (Linepithema humile)
4. Kiến viên đạn (Bullet Ant)
5. Kiến tài xế
Thông thường kiến hay tụ tập từng đàn. Dĩ nhiên, kiến tài xế cũng không ngoại lệ. Thế nhưng, loài này luôn sinh hoạt tập thể, có đến 22 triệu con. Chúng chuyên tấn công hội đồng con mồi, khiến con mồi không kịp trở tay và cũng vì số lượng kiến quá đông. Thực tế, hãy cẩn thận khi gặp kiến này. Bởi chúng từng có “tiền án” giết người, và cắn nát 1000 con mồi chỉ trong” nháy mắt” cuộc càn quét.
10 loại kiến đáng sợ. Clip nguồn youtube.