TPO - Lực lượng chức năng đã tiến hành phun hóa chất tại nhiều khu chung cư ở Đà Nẵng để đuổi kiến ba khoang, sau khi người dân phản ánh loại kiến này tấn công làm phỏng rộp, lở loét da, ảnh hưởng đến cuộc sống.
TPO - “Hôm nào trước khi đi ngủ tôi cũng phải kiểm tra khắp phòng để bắt kiến ba khoang. Có bữa cả nhà phát hoảng vì thấy cả tổ hàng chục con”, chị Thu Huyền nói.
TPO - Ký túc xá khu B, ĐHQG TP. HCM thời gian gần đây thường xuyên xuất hiện kiến ba khoang, đặc biệt là vào mùa mưa. Tình trạng này càng gây chú ý hơn khi chúng đã xâm nhập lên cả những tầng cao nhất của Ký túc xá.
Tình trạng kiến ba khoang xuất hiện tại các chung cư cao tầng đang xảy ra khá phổ biến ở TP.HCM. Chuyên gia cho rằng, người dân không nên chủ quan và cần có các biện pháp phòng chống hiệu quả để đảm bảo sức khỏe.
TPO - Trung bình mỗi ngày Bệnh viện Da Liễu TPHCM đang tiếp nhận điều trị cho 50 đến 70 bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do nhiễm độc từ kiến ba khoang. Dịch tiết của kiến ba khoang chứa chất kịch độc, bác sĩ khuyến cáo cộng đồng cần chủ động phòng tránh.
TPO - Ẩn sau những vết côn trùng đốt tưởng chừng vô hại là vô số nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng. Vết đốt của muỗi mang theo mầm bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, Zika,... Vết đốt của ong, kiến có thể gây sưng tấy dữ dội, dị ứng nghiêm trọng. Vết đốt của bọ xít, bọ ve truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản,...
TP - Mỗi ngày, Bệnh viện Da liễu TPHCM tiếp nhận, điều trị cho hàng chục trường hợp bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang gây ra. Bác sĩ cảnh báo, vào mùa mưa, kiến ba khoang thường phát triển mạnh, cộng đồng cần tăng cường các biện pháp phòng tránh.
TPO - Nhiều người dân sống tại TPHCM đang bị tổn thương da nghiêm trọng do kiến ba khoang gây ra. Bác sĩ cảnh báo, mùa mưa là thời điểm kiến ba khoang “gây họa” cho cộng đồng. Phòng tránh và điều trị đúng phương pháp sẽ hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
TPO - Trong quá trình điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 12, các bác sĩ phát hiện tình trạng nhiều bệnh nhân COVID-19 bị kiến ba khoang tấn công. Ngoài cộng đồng nhiều người đang bị kiến ba khoang gây họa, tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn vì bị nhà thuốc chẩn đoán nhầm thành bệnh zona.
TPO - Dù mới vào đầu mùa mưa ở TP Hồ Chí Minh nhưng mỗi ngày có hàng trăm người phải đến bệnh viện điều trị vì bị viêm da tiếp xúc dị ứng do kiến ba khoang, côn trùng đốt. Bệnh này trước đây rất hiếm, nhưng từ đầu mùa mưa đến nay đã tăng đột biến.
TPO - Loài kiến này có mặt ở Việt Nam bay và chạy rất nhanh. Dù không chủ động tấn công, đốt hay cắn người nhưng nếu bị đốt thì vết thương trên da lại khá nguy hiểm.
Nhiều người bị kiến ba khoang đốt lần đầu rất khó phát hiện, thậm chí còn lầm tưởng vết thương do bệnh khác. Vậy làm thế nào để nhận biết vết cắn do kiến ba khoang?
Từ tháng 9 đến tháng 11 dương lịch là thời điểm kiến ba khoang phát triển mạnh và nhiều người nhập viện điều trị da liễu do tiếp xúc với kiến ba khoang.
TP - Nhiều hộ dân ở Hà Nội ghi nhận sự xuất hiện của kiến ba khoang trong nhà. Chuyên gia côn trùng học nhận định, từ nay đến hết tháng 10 là cao điểm xuất hiện kiến ba khoang do miền Bắc bước vào mùa gặt lúa.
TPO - Theo lời kể của nhiều bệnh nhân, dù đã nhiều lần phản ánh lên khoa về tình hình kiến ba khoang hoành hành tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức nhưng tình trạng trên vẫn không có dấu hiệu cải thiện.
Thời tiết mưa và đến mùa thu hoạch lúa khiến nhiều người sống tại các ký túc xá sinh viên, nhà cao tầng tại một số địa phương bị kiến ba khoang tấn công.
TPO - Sai lầm của rất nhiều người là tự mua thuốc điều trị, ra hiệu thuốc tự bắt bệnh theo hướng zona, giời leo... hoặc dùng lá cây, thuốc màu bôi làm vết thương bị sâu hơn, loét rộng, thậm chí nhiễm trùng.
TPO - Theo Bộ Y tế, trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin, độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn.
Khoảng gần 1 tháng nay, kiến 3 khoang xuất hiện dày đặc, tấn công cư dân của các khu chung cư ở ngoại thành Hà Nội. Kiến ba khoang xuất hiện nhiều vào tầm 8 – 9h tối. Cá biệt, tại chung cư Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), kiến bám dày đặc trên bờ tường, bóng đèn và ghế sofa. Nếu người dân theo thói quen lấy tay gạt ra thì sẽ bị bỏng rát, sưng phồng, phải bôi thuốc nhiều ngày liền mới đỡ.
TP - Theo chuyên gia về côn trùng học, thời điểm tháng 6 hàng năm, sau vụ thu hoạch lúa, nguy cơ kiến ba khoang xuất hiện trong nhà dân khá cao. Chất độc của kiến ba khoang có thể gây tổn thương nghiêm trọng ở vùng da tiếp xúc.
TP - Thời gian gần đây, kiến ba khoang ồ ạt tấn công nhiều nhà dân ở Hà Nội. Các chuyên gia khuyến cáo, việc xử lý kiến ba khoang không đúng cách có thể làm độc tố lan rộng trên cơ thể.
Gần đây, trong nhà tôi xuất hiện nhiều kiến ba khoang. Trong lúc làm việc với máy tính, tôi chỉ bị một con kiến ba khoang xượt qua mà để lại trên da tôi những mảng đỏ...
TPO - Nhiều ngày qua, kiến ba khoang liên tục tấn công dân cư thành phố Huế từ khu dân cư, khu tập thể cho đến ký túc xá khiến nhiều người ám ảnh, lo sợ.
TP - Những ngày qua, kiến ba khoang trở thành nỗi lo sợ thường trực của sinh viên. Hàng trăm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM ngứa ngáy, lở loét, viêm da…
TPO - Khoảng hai, ba tuần gần đây, kiến ba khoang lại xuất hiện và “tấn công” khá ồ ạt vào các nhà dân ở Hà Nội, đặc biệt là các khu chung cư cao tầng.