Kiếm hàng chục tỉ mỗi năm nhờ nuôi cá nước lạnh

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Gia đình ông Lưu Văn Quang (SN 1963, ở thôn Ngải Trồ, xã Dền Sáng) là một trong những hộ đi đầu trong phát triển cá nước lạnh ở huyện Bát Xát (Lào Cai) với trang trại rộng hơn 1ha được xây dựng bài bản gồm hơn 30 bể nuôi. Thu nhập hàng năm hàng chục tỷ đồng.

Bỏ phố lên núi làm giàu

Gia đình ông Lưu Văn Quang (SN 1963, ở thôn Ngải Trồ, xã Dền Sáng) là một trong những hộ đi đầu trong phát triển cá nước lạnh ở huyện Bát Xát, với trang trại rộng hơn 1ha được xây dựng bài bản gồm hơn 30 bể nuôi.

Vốn sinh ra trong một gia đình nghèo ở xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, TP Hà Nội. Năm 1993, trong một lần lên huyện Bát Xát có việc ông Quang nhận thấy vùng đất này có khí hậu, thời tiết và nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế gia đình. Nên chỉ sau thời gian ngắn ông đã thuyết phục vợ con cùng ông lên huyện Bát Xát lập nghiệp.

Ban đầu ông và vợ con thuê nhà ở tại thị trấn Bát Xát buôn bán và làm một số việc, nhưng trong lòng ông luôn canh cánh nỗi niềm phải làm việc gì đó, phải tận dụng đất đai, khí hậu thời tiết để làm mô hình kinh tế trang trại như trồng rừng hoặc chăn nuôi.

Kiếm hàng chục tỉ mỗi năm nhờ nuôi cá nước lạnh ảnh 1

Mô hình nuôi cá nước lạnh của gia đình ông Quang ở Bát Xát, Lào Cai.

Ông Quang tâm sự, năm 2008, khi đến xã Dền Sáng, nhận thấy vùng đất này có khí hậu thời tiết rất mát mẻ, nhiệt độ trung bình thấp hơn dưới xuôi từ 7 - 8 độ, có nguồn nước sạch đầu nguồn lý tưởng nên đã quyết định bỏ hết vốn liếng dành dụm ra để xây dựng mô hình nuôi cá nước lạnh tại đây.

Tại trang trại, ông mạnh dạn vay vốn ngân hàng, quy hoạch thuê máy móc đào ao, thợ xây dựng các khu ao nuôi cá hồi, cá tầm giống và cá bố mẹ, cá thịt riêng biệt. Tiếp đó, ông thiết kế các bể lọc và bể nuôi từ cao xuống thấp...

Chủ trang trại cho biết, năm đầu tiên, gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư 1 vạn con giống để nuôi nhưng chết gần hết, thua lỗ 500 triệu đồng. Nguyên nhân do chưa nắm bắt được hết kỹ thuật nuôi cá nước lạnh nên còn nhiều bỡ ngỡ trong khâu xử lý về các bệnh của cá.

Kiếm hàng chục tỉ mỗi năm nhờ nuôi cá nước lạnh

Để tiếp bước với nghề, ông một thân một mình lặn lội đến các trang trại lâu năm khắp nơi để học hỏi kinh nghiệm.

Qua nhiều năm học hỏi kinh nghiệm một số nơi, đến nay, cơ sở của ông có thể ứng phó kịp thời về kỹ thuật nuôi cá. Từ 6 bể cá ban đầu, đến nay trang trại của ông Quang đã có tới 30 bể, diện tích hơn 3.000 m2, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động tại địa phương, thu nhập cũng ổn định từ 6 - 12 triệu đồng/ tháng.

Ông Quang tâm sự, hiện mỗi năm, trang trại cung cấp cho các thuơng lái khoảng 50 - 60 tấn cá tầm thương phẩm. Với giá bán dao động hiện tại hơn 200.000₫/kg, mỗi vụ cá, thu về khoảng 14 tỉ đồng, trừ hết chi phí ra cũng dư ra được khoảng 2 - 3 tỉ đồng.

Kiếm hàng chục tỉ mỗi năm nhờ nuôi cá nước lạnh ảnh 2

Cá nước lạnh mang lại giá trị kinh tế cao.

Dự định sang năm 2023, trang trại sẽ xây thêm nhiều bể, mở rộng quy mô chăn nuôi. Phấn đấu sẽ cũng cấp ra thị truờng khoảng 100 tấn cá thuơng phẩm.

Không chỉ tạo việc làm cho người dân bản địa, ông Lưu Văn Quang còn giúp đỡ nhiều người dân trong và ngoài xã phát triển nghề nuôi cá nước lạnh.

Ông Nguyễn Đình Thanh - PCT xã Dền Sáng cho biết, ông Lưu Xuân Quang là người đầu tiên phát triển giống cá nước lạnh ở địa phương. Mô hình mang lại lợi nhuận cao và là hướng đi mới, hiệu quả. Mô hình này cũng giúp địa phương đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.

Ông Thanh cho hay, từ mô hình của ông Quang, hiện xã Dền Sáng đã có nhiều gia đình đến học hỏi kinh nghiệm, phát triển nuôi cá nuớc lạnh tại địa phuơng mang lại giá trị kinh tế cao.

MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.