Nhiều chính sách thiết thực tạo động lực cho đồng bào miền núi xoá đói, giảm nghèo

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tuỳ theo điều kiện của từng vùng, Đảng, Nhà nước đã ban hành chính sách thiết thực, đã góp phần tạo động lực mạnh mẽ cho đồng bào dân tộc ở miền núi xứ Thanh vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Cụ thể như, Đề án giảm nghèo bền vững cho các huyện nghèo; Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2020; Đề án tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông, tỉnh Thanh Hóa; Đề án phát triển cây trồng, vật nuôi có lợi thế phát triển trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020...

Nhiều chính sách thiết thực tạo động lực cho đồng bào miền núi xoá đói, giảm nghèo ảnh 1

Khu vui chơi của các cháu Trường mầm non xã Pù Nhi, huyện Mường Lát được đầu tư cơ sở vật chất...

Bên cạnh đó, các sở, ban, ngành trong tỉnh cũng chung tay giúp đỡ các huyện miền núi xây dựng nhiều chương trình, dự án về văn hoá, giáo dục, kinh tế … Cụ thể như, Dự án nâng cấp Quốc lộ 15 đoạn qua tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa; nâng cấp tuyến Quốc lộ 15C đoạn qua huyện Quan Hóa, Ngọc Lặc…do Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa làm chủ đầu tư. Các dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư để hỗ trợ triển khai tập huấn, hướng dẫn kiến thức khoa học - kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, quản lý bảo vệ rừng; hỗ trợ phát triển sản xuất ở khu vực biên giới về các mô hình cây lúa nước cho năng suất cao ở xã Yên Khương (Lang Chánh)… Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hoá triển khai chương trình “Mái ấm chiến sĩ nơi biên giới”; phong trào xây dựng nhà “Đại đoàn kết” với hàng nghìn căn nhà được xây dựng cho các hộ nghèo nơi biên giới, hải đảo...

Từ những chính sách thiết thực của Đảng, Nhà nước, của tỉnh đã giúp cho các huyện miền núi xứ Thanh xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương. Nhiều huyện đã tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại gắn với ngành nghề nông thôn; xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, qua đó đã tạo động lực cho đồng bào vùng DTTS và miền núi vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống...

Nhiều chính sách thiết thực tạo động lực cho đồng bào miền núi xoá đói, giảm nghèo ảnh 2

Đồng bào bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện miền núi Quan Sơn được hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà ở khang trang, kiên cố.

Theo thống kê, đến nay khu vực 11 huyện miền núi trong tỉnh còn 46.470 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 20% và 47.446 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 20,42% (theo quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025).

Ông Hà Văn Ca, Bí thư Huyện uỷ Mường Lát chia sẻ: Để tiếp tục tạo động lực cho đồng bào vùng DTTS, miền núi vươn lên, ngành chức năng cần quan tâm nhiều hơn nữa cho đầu tư phát triển, hướng đến phát triển bền vững với chu kỳ đầu tư có tầm nhìn dài hạn. Có cơ chế, chính sách thúc đẩy việc kết nối giữa vùng đồng bào DTTS, miền núi với những vùng đã và đang phát triển. Xây dựng, điều chỉnh những chính sách hỗ trợ sang phương châm “cho cần câu chứ không cho con cá”, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm, dần xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại của một bộ phận đồng bào DTTS vào những chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước...

MỚI - NÓNG
Luật Điện lực sửa đổi 'giải vây' cho nhiều dự án năng lượng tái tạo?
Luật Điện lực sửa đổi 'giải vây' cho nhiều dự án năng lượng tái tạo?
TPO - Với việc có nhiều quy định mới liên quan đến năng lượng tái tạo, chuyên gia đánh giá Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ góp phần giải quyết thế bế tắc của các dự án sau thời gian dài im ắng, góp phần giải cơn "khát" điện trong bối cảnh nhu cầu điện phục vụ phát triển kinh tế giai đoạn tới rất lớn.