ĐBQH:

Không kiên quyết xử lý 'chạy chọt, đi đêm' có ngày hối không kịp như Việt Á

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Đại biểu Quốc hội đề cập đến Công ty Phương Nam, một trong những công ty con của NXB Giáo dục Việt Nam, chỉ khoảng 2 năm, đã chi gần 100 tỷ đồng để phát triển thị trường và tập huấn.

Không kiên quyết có ngày hối không kịp

Ngày 1/6, tại phiên thảo luận kinh tế xã hội, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) tiếp tục đề cập đến việc xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và chỉ đạo biên soạn, xuất bản, phát hành sách giáo khoa.

Theo bà, những sai phạm ở NXB Giáo dục Việt Nam, doanh nghiệp trực thuộc Bộ GD&ĐT, phải xử lý hình sự có phần trách nhiệm của cơ quan chủ quản, bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo không đúng và thiếu kiểm tra, thanh tra sâu sát.

“Tuy chia sẻ với khó khăn của Bộ và ngành giáo dục nhưng tôi cho rằng, thái độ của Bộ và các NXB trong việc tiếp thu ý kiến phê bình khiến cử tri lo lắng, dư luận không đồng tình”, theo bà, hầu hết các ý kiến phê bình, góp ý không được trả lời, một số được trả lời thì “không đúng thực tế”.

Không kiên quyết xử lý 'chạy chọt, đi đêm' có ngày hối không kịp như Việt Á ảnh 1

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng). Ảnh Như Ý

“Không rõ Bộ GD&ĐT đã thanh tra nội dung chi này chưa? Nếu chúng ta không kiên quyết phát hiện, xử lý những hiện tượng chạy chọt, đi đêm trong việc này thì có ngày hối không kịp, giống như vụ Việt Á hoặc các vụ án hình sự về đấu thầu trang thiết bị trong chính ngành giáo dục”, ĐB Thúy nêu.

Bà Kim Thúy dẫn dụ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT khẳng định NXB thu hồi để sửa chữa 110.000 cuốn SGK, hủy và in lại 38.000 cuốn sách Khoa học tự nhiên lớp 6 là “Kết nối tri thức với cuộc sống”. Nhưng theo phản ánh của giáo viên nhiều trường thì sách chưa được thay bằng sách mới.

“Muốn biết thông tin nào đúng, thông tin nào sai, chỉ cần kiểm tra hồ sơ thẩm định sách là rõ”, ĐB Thúy nêu.

Đại biểu Thuý cũng đề cập đến Công ty Phương Nam, một trong những công ty con của NXB Giáo dục Việt Nam, chỉ khoảng 2 năm, công ty này đã chi gần 100 tỷ đồng để phát triển thị trường và tập huấn.

“Không rõ Bộ GD&ĐT đã thanh tra nội dung chi này chưa? Nếu chúng ta không kiên quyết phát hiện, xử lý những hiện tượng chạy chọt, đi đêm trong việc này thì có ngày hối không kịp, giống như vụ Việt Á hoặc các vụ án hình sự về đấu thầu trang thiết bị trong chính ngành giáo dục”, ĐB Thúy nêu.

Nữ đại biểu đoàn Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm, yêu cầu Bộ GD&ĐT khẩn trương rà soát sửa đổi ngay quy định bất hợp lý của Thông tư 25.

ĐB Thúy cũng đề nghị Quốc hội và Chính phủ xem xét việc sửa đổi Luật Giáo dục để tiếp tục thực hiện chủ trương “đa dạng hoá tài liệu học tập” đã được nêu trong Nghị quyết 29 của Trung ương và “xã hội hoá việc biên soạn SGK” đã được quy định trong Nghị quyết 88 của Quốc hội.

Đua kiểm định tăng học phí

Cũng quan tâm đến ngành giáo dục, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh) nhận định, tự chủ đại học trong cả nước bước đầu đã đạt được kết quả, giúp các trường đại học chủ động hơn trong việc quyết định một số vấn đề về chuyên môn, tài chính, nhân sự... Tuy nhiên, đây là thách thức trong vấn đề huy động nguồn lực tài chính.

Qua thực tế khảo sát tại một số trường đại học cho thấy ,cơ chế tự chủ đã làm cho cạnh tranh giữa các trường đại học ngày càng gay gắt hơn, các trường đại học sẽ chạy theo những ngành đào tạo dễ tuyển sinh, làm mất cân đối trong chiến lược phát triển nhân lực quốc gia.

Theo bà, chất lượng đầu vào và đầu ra của sinh viên, học viên, đặc biệt trong đào tạo thạc sỹ, chất lượng giảng dạy tại nhiều trường đại học không còn là mối quan tâm hàng đầu nữa mà thay vào đó là nguồn thu, số lượng sinh viên, học viên có thể tuyển sinh được.

Bên cạnh đó, vẫn còn chưa thống nhất giữa Luật Giáo dục đại học với một số luật chuyên ngành khác trong việc điều chỉnh các hoạt động giáo dục đại học, làm cho các công cụ, chính sách để thực hiện các nội dung tự chủ vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều trường đại học gặp khó trong hoạt động tự chủ của mình.

Điển hình như về quản lý nhân sự, cấp cơ sở giáo dục đại học cũng không được tự quyết định các vấn đề tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển, bổ nhiệm, chấm dứt hợp đồng lao động đối với cán bộ, viên chức mà phải thực hiện theo đúng thủ tục, quy trình, quy định của Luật Viên chức và các quy định của cơ quan chủ quản. Điều này sẽ làm cho việc tuyển dụng lao động, bố trí nhân sự phù hợp, có chất lượng, gặp khó khăn.

ĐBQH Bùi Thị Quỳnh Thơ kiến nghị cần phải nhanh chóng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học. ĐB đề xuất: “Mỗi tầng đại học sẽ thực hiện chức năng, nhiệm vụ riêng và khai thác thị trường riêng, không có quy định chung đối với tất cả các trường đại học trong cả nước”.

Phát biểu tranh luận, đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (Phú Yên) cho hay, bên cạnh một số quy định “bó buộc”, lại có những quy định theo kiểu “đường mòn, lối mở”.

Ông chỉ ra thực tế, học phí nhiều trường đại học đang tăng rất cao. Thậm chí, nhiều trường ngành bình thường không mở mà mở hệ chất lượng cao của chính ngành học đó.

“Nếu dự án BOT, chúng ta thấy đường cũ vẫn phải để dân đi và nếu người nào có tiền sẽ đi đường mới, nhưng nhiều trường đã có những ngành học tăng học phí từ khoảng 20, 30 triệu lên 60 triệu. Chất lượng cao mà điểm đầu vào thấp hơn cả chất lượng bình thường và chỉ tăng thêm một số môn học tiếng Anh.

Sau khi kiểm định xong thì tăng học phí và chỉ riêng danh mục việc phải làm để kiểm định, có những ngành học là 180 trang, chỉ là những danh mục của ngành học, những thủ tục phải làm để kiểm định”, ông Nghĩa nói.

MỚI - NÓNG
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
TPO - Mưa lớn kéo dài cùng nước từ thượng nguồn đổ về đã gây ngập úng, chia cắt giao thông một số khu vực ở Hà Tĩnh. Ngành chức năng địa phương đã xả tràn các hồ chứa để ứng phó mưa lũ có thể xảy ra.