1. Giám đốc điều hành giả
Một số công ty Trung Quốc muốn hình ảnh thương hiệu thể hiện tính đa văn hóa trước truyền thông. Do đó, ngày càng nhiều nam giới người nước ngoài được thuê để làm giám đốc điều hành giả, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho những người nước ngoài đang sinh sống tại quốc gia châu Á này. Công việc của họ chỉ đơn giản là mặc vest và tham gia các cuộc họp, dùng bữa tối cùng đối tác và tham gia một số hoạt động.
Giống như người Mỹ luôn cần tìm một người châu Á khi họ cần diễn viên đóng võ thuật kungfu, thì người Trung Quốc cần tìm một anh chàng da trắng khi họ muốn thể hiện rằng công ty họ đang kinh doanh lớn đến mức nào.
Một anh chàng người Canada hiện đang sống ở Bắc Kinh cho biết, có lần, một công ty anh chưa từng biết đã thuê anh làm “chuyên gia kiểm soát chất lượng”. Công ty chỉ có một số yêu cầu: là người da trắng, lương hàng tuần cao tới 1.000 đô la. Thực tế, nam thanh niên này đã tham gia lễ cắt băng khánh thành một dự án địa phương, được tiếp đón tiêu chuẩn cao và ở trong khách sạn tốt nhất của địa phương. Công việc hàng ngày của anh là kiểm tra công trường, tham gia lễ cắt băng và uống rượu với khách hàng. Anh ấy cho biết điều này có thể thu hút công ty quốc tế đầu tư vào đó; ngoài ra các lãnh đạo công ty cũng hài lòng với "kỹ năng diễn xuất" của thanh niên nước ngoài và anh ấy cũng dễ dàng kiếm được khoản tiền lớn.
2. Người yêu giả
Nhiều thanh niên Trung Quốc thường bị hỏi khi về quê nghỉ lễ mà không mang theo người yêu. Phụ nữ trẻ lại càng chịu áp lực phải kết hôn sớm. Dịch vụ cho thuê người yêu giả ra đời để đáp ứng nhu cầu “giữ thể diện” cho khách hàng trong các buổi sum họp gia đình.
3. Làm phù dâu
Làm cô dâu hay phù dâu là ước mơ của rất nhiều cô gái trẻ trên toàn thế giới. Tại Trung Quốc, bạn thậm chí có thể được trả tiền để thực hiện ước mơ làm phù dâu của mình. Nhiều cô dâu Trung Quốc phải thuê người làm phù dâu cho họ.
Ảnh minh họa: Internet |
Theo một khảo sát, 37% phụ nữ đã kết hôn mà không có phù dâu và họ chắc chắn sẽ thuê một phù dâu nếu có thể. Do đó, phù dâu có thể trở thành một công việc thường xuyên đem lại thu nhập ổn.
4. Khóc mướn
Người làm nghề khóc mướn là những người chuyên nghiệp được thuê để khóc trong đám tang nhằm tạo ấn tượng rằng người quá cố là người có tiếng và được yêu mến. Dịch vụ này ở Trung Quốc càng được ưa chuộng hơn trên mạng xã hội, đặc biệt là khi người thân không thể đến dự đám tang. Chi phí cho dịch vụ này có giá khoảng 400 USD.
5. Bao cát sống
Ảnh minh họa: Internet |
Khi bực tức, một số người thích giải tỏa căng thẳng và cơn giận bằng cách đấm vào mọi thứ. Và ở Trung Quốc có những người kiếm tiền nghiêm túc từ nhu cầu này. Được gọi là bao cát sống, những người làm nghề này có thể kiếm được 20.000 NDT (khoảng 70 triệu đồng) một tháng. Cũng không tệ, nếu bạn có thể chịu được vài chục cú đấm vào người mỗi ngày.
6. Người xếp hàng chuyên nghiệp
Nếu thường xuyên bận rộn, bạn không thể dành nhiều thời gian để xếp hàng tại các ngân hàng hoặc trung tâm chăm sóc sức khỏe, tại các cửa hàng điện tử khi ra mắt sản phẩm mới, ga tàu, cửa hàng…
Tất cả những kỹ năng bạn cần cho công việc này là… chỉ cần đứng vào hàng.
Ảnh minh họa: Internet |
Một số doanh nghiệp (đặc biệt là nhà hàng) thậm chí còn thuê những người xếp hàng chuyên nghiệp đứng xếp hàng trong vài giờ, nhằm lôi kéo sự chú ý trên mạng xã hội và thu hút nhiều khách hàng hơn.
7. Ngủ thử khách sạn
Đi du lịch là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Dù vậy, việc ngủ trong phòng khách sạn sẽ không thể thoải mái như khi chúng ta được ngủ trên chính chiếc giường của mình.
Tất nhiên, các khách sạn ngày nay càng chú trọng hơn đến khía cạnh này nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng nhất có thể. Ở Trung Quốc, để chắc chắn có thể mang lại cho khách hàng cảm giác thoải mái như khi ngủ trên chiếc giường của chính mình, họ đã tạo ra một công việc mới: ngủ thử khách sạn. Quả là một công việc tuyệt vời!
8. Đào vàng ảo
Nếu bạn đang chơi những trò chơi điện tử đang thịnh hành trên máy tính, bạn chắc chắn phải biết đào vàng là gì. Một số người chơi đổi tiền thật thành tiền ảo để mua vật phẩm giúp cải thiện trải nghiệm trò chơi của họ.
Ảnh minh họa: Internet |
Những người đào vàng ảo tham gia trò chơi không phải để giải trí mà là để kiếm vàng ảo và bán lại cho người chơi khác để lấy tiền thật.