Tài xế chiếc S2000 gắn camera GoPro phía sau ghế xe, dường như để ghi lại trải nghiệm lái với chiếc mui trần 2 chỗ với hộp số sàn 6 cấp. Nhưng thiết bị này vô tình ghi lại chính xác cảnh tai nạn của chủ nhân, với cảnh tượng trông như phim dựng trên máy tính hay một thử nghiệm va chạm với người nộm.
Tài xế chiếc xe thể thao cho biết, người phụ nữ lái xe van khai với cảnh sát rằng anh ta là người vượt đèn đỏ. Nhưng camera GoPro đã chứng minh nữ tài xế mới là người có lỗi.
Nạn nhân cho biết anh bị thương ở cổ tay trái và bỏng ở tay phải khi đang nhấn còi ngay chỗ túi khí bung ra. Tai nạn trông rất đáng sợ, nhưng cũng rất ấn tượng với thái độ xử lý của tài xế sau va chạm. Người đàn ông này vẫn bình tĩnh quan sát, tắt cần gạt nước, thứ bị kích hoạt do va chạm, kéo phanh tay và quay lại tắt camera.
Chiếc Honda S2000 đời 2000 được cho là hỏng nặng với phần đầu xe nát bươm với thiệt hại dự tính 8.000 USD.
Hiện túi khí là một yếu tố cơ bản trong thiết kế ôtô. Năm 1981, Mercedes giới thiệu túi khí tại Đức như một tùy chọn trên dòng sedan cao cấp S-class. Trong hệ thống của Mercedes, các cảm biến có thể tự động kéo căng dây an toàn để giảm thiểu dịch chuyển của con người trong một va chạm, sau đó làm bung túi khí. Hệ thống này tích hợp dây đai và túi khí vào một hệ thống giảm chấn
Năm 1987, Porsche 944 turbo trở thành mẫu xe đầu tiên có túi khí cho tài xế và hành khách hàng ghế trước như trang bị tiêu chuẩn. Cùng năm, túi khí cũng xuất hiện lần đầu tại Nhật, trên mẫu Honda Legend. Chrysler là hãng xe Mỹ đầu tiên trang bị tiêu chuẩn túi khí bên cho tài xế.
Ở châu Âu, túi khí gần như hoàn toàn vắng mặt trên dòng xe gia đình cho tới đầu những năm 1990. Ford châu Âu là hãng đầu tiên trang bị túi khí trên mẫu Escort MK5b vào năm 1992, và trong vòng một năm, toàn bộ xe Ford có ít nhất một túi khí làm tiêu chuẩn. Sau đó, lần lượt các hãng khác cũng tích hợp thiết bị này lên xe.
Còn một khía cạnh khác từ tai nạn của chiếc Honda S2000. Trong khi phần lớn ôtô ở Nga gắn camera hành trình vì những vấn đề về bảo hiểm, hoặc phòng khi ai đó trên đường bất chợt nhảy bổ vào xe mình. Còn các tài xế Mỹ chủ yếu gắn camera để ghi lại trải nghiệm lái, theo Autoevolution.
Post by Báo Tiền Phong.