Khó khăn còn rất lớn, không thể chủ quan

Dự đoán năm 2012, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn (trong ảnh: Bóc dỡ hàng hóa lên tàu xuất khẩu của Vinaline)
Dự đoán năm 2012, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn (trong ảnh: Bóc dỡ hàng hóa lên tàu xuất khẩu của Vinaline)
TP - Phát biểu kết luận Hội nghị Chính phủ với các địa phương ngày 23-12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình, kịp thời cập nhật để có phản ứng chính sách thích hợp trong bối cảnh năm 2012 có nhiều khó khăn, thách thức.

> Hàng Việt chịu thêm nhiều áp lực cạnh tranh

Dự đoán năm 2012, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn (trong ảnh: Bóc dỡ hàng hóa lên tàu xuất khẩu của Vinaline)
Dự đoán năm 2012, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn
(trong ảnh: Bóc dỡ hàng hóa lên tàu xuất khẩu của Vinaline).

Năm 2012, khó khăn, thách thức rất lớn

Thủ tướng nhận định, năm 2012 khó khăn còn rất lớn, không được chủ quan, thỏa mãn với kết quả đạt được. Trong nước, mặc dù lạm phát đã giảm dần, 5 tháng gần đây mức tăng giá đều dưới 1%, nhưng cả năm còn cao. Việc kiểm soát lạm phát chưa vững chắc, nếu không quyết liệt, chặt chẽ thì lạm phát cao quay trở lại.

Kết quả tăng GDP 5,9% năm 2011 có phần do chúng ta kích cầu, chống suy giảm kinh tế từ năm 2010. Điều này đồng nghĩa, không phải năm nay tăng 5,9% thì mục tiêu 6% năm 2012 là đơn giản. Bởi những tháng cuối năm 2011 sản xuất kinh doanh đã gặp khó khăn, nhiều DN đình trệ vì lãi suất cao. Ngoài ra, nhu cầu đầu tư lớn mà vốn chỉ có hạn.

Cả năm có 180 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư từ ngân sách cả trung ương và địa phương, 45 nghìn tỷ đồng vốn trái phiếu. So với nhu cầu chỉ đáp ứng hơn nửa…

Trong phần thảo luận, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung đề xuất VN nên thừa cơ xông lên, thắt lưng buộc bụng vừa phải để phát triển nhanh trong giai đoạn nhiều nước khó khăn. Tuy nhiên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình có quan điểm ngược lại. Bởi so với các nước trong khu vực VN là yếu nhất, nên không thể xông ra để hơn họ. Nền kinh tế VN rất dễ bị trao đảo vì bất kỳ cú hích nào từ bên ngoài.

Từ 2008 đến nay, khi thế giới chưa khủng hoàng thì đầu 2008 chúng ta đã khó khăn rồi. Các chỉ số kinh tế vĩ mô rất đáng lo ngại trong thời gian vừa qua. Trong khi các nước phải dùng mọi biện pháp để giảm vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, đảm bảo ổn định tỷ giá, thì VN không có dòng vốn này.

Phải phản ứng chính sách thích hợp

Thủ tướng nêu rõ, phải thấy khó khăn, thách thức để quyết liệt chỉ đạo, theo dõi sát diễn biến tình hình bởi có những vấn đề chưa dự báo hết. Chúng ta cần kịp thời cập nhật để có phản ứng chính sách thích hợp. Tinh thần là phát huy nội lực, đồng thời hạn chế tối đa khó khăn, thách thức.

Các bộ, ngành, địa phương quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm 2012.

Năm 2012, cần tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Chính sách tiền tệ, tài khóa cần bám vào mục tiêu kiểm soát lạm phát. Cùng với đó, phải đặc biệt quan tâm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, phấn đấu thực hiện được mục tiêu duy trì tăng trưởng ở mức 6% và nếu điều kiện thuận lợi, phấn đấu mức 6,5% trong năm 2012.

Thủ tướng cũng yêu cầu thực hiện hiệu quả các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế trong đó tập trung vào đầu tư công, DN nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại. Trong tái cơ cấu đầu tư công, trước hết là giảm hợp lý đầu tư công trong tổng đầu tư toàn xã hội để ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao chất lượng đầu tư công; tập trung đầu tư vào các công trình quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lớn trên cả khía cạnh kinh tế và xã hội.

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương quan tâm nhiều hơn nữa công tác đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển y tế, giáo dục, đặc biệt trong điều kiện khó khăn cũng không được để cho y tế, giáo dục bị giảm sút; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; phòng ngừa tai nạn giao thông, giảm tai nạn giao thông từ 5%- 10%...

Thủ tướng đề nghị Văn phòng Chính phủ tổng hợp tất cả những kiến nghị của địa phương, yêu cầu các bộ trưởng theo thẩm quyền xử lý.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.