Khi nào áp dụng gói hỗ trợ cho các ngành chịu rủi ro từ dịch corona?

Theo lãnh đạo Bộ KH&ĐT, các gói hỗ trợ cũng là những phương án cần tính đến, tuy nhiên còn tùy thuộc vào một số yếu tố như nguồn lực. Ảnh Mạnh Thắng
Theo lãnh đạo Bộ KH&ĐT, các gói hỗ trợ cũng là những phương án cần tính đến, tuy nhiên còn tùy thuộc vào một số yếu tố như nguồn lực. Ảnh Mạnh Thắng
TPO - “Các gói hỗ trợ cũng là những phương án cần phải tính đến, tuy nhiên còn tùy thuộc vào một số yếu tố như nguồn lực chúng ta có bao nhiêu và chúng ta hỗ trợ đối tượng nào, đây là giải pháp cũng cần tính toán”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh.

Chiều 5/2, tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ, báo chí đặt câu hỏi về việc có nên áp dụng các gói hỗ trợ kinh phí cho những ngành, lĩnh vực chịu rủi ro từ dịch bệnh corona?

Về việc này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, đây là một trong những chính sách để khắc phục tác động của dịch cúm đến tăng trưởng. Trong kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 2 gói giải pháp rõ ràng: Thứ nhất trong bối cảnh dịch đang diễn ra thì tập trung ưu tiên vào các giải pháp phòng, chống dịch, kiểm soát dịch vì đây là thời điểm chúng ta cần dành sức lực, nguồn lực kiểm soát dịch. Ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ kiến nghị gói giải pháp thứ 2 là giải pháp khắc phục thiệt hại cũng như phục hồi sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng kinh tế.

“Các gói hỗ trợ cũng là những phương án cần phải tính đến, tuy nhiên còn tùy thuộc vào một số yếu tố như nguồn lực chúng ta có bao nhiêu và chúng ta hỗ trợ đối tượng nào, đây là giải pháp cũng cần tính toán”, ông Phương nhấn mạnh.

Trước mắt, có một số đối tượng đang chịu thiệt hại như người nông dân trồng thanh long, dưa hấu… Do vậy cũng giống như hỗ trợ đối với dịch tả lợn châu Phi, đối tượng hỗ trợ như thế nào, mức độ hỗ trợ bao nhiêu và phương thức hỗ trợ như thế nào đều cần có những tính toán cụ thể. “Đây là những cái mà chúng tôi dự kiến trong gói giải pháp sau khi dịch bệnh đi qua và khẩn trương phục hồi sản xuất kinh doanh”, ông Phương nói.

Ngoài ra còn một số giải pháp khác, theo ông Phương, trong đó có một số giải pháp như Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Năm nay có nhiều đổi mới về mặt thủ tục, quy định; do vậy khả năng giải ngân có tốt hay không phụ thuộc vào việc thực hiện của các bộ, ngành, địa phương. Đồng thời các địa phương cũng cần khẩn trương hoàn thành các thủ tục đưa các dự án chuẩn bị cấp phép, các dự án mới sớm đi vào hoạt động để thúc đẩy tăng trưởng.

Tuy nhiên, nói về gói kích cầu, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho rằng, phải nhìn một cách tổng thể và đến thời điểm này chúng ta chưa đặt vấn đề như vậy. “Nếu như có vấn đề dịch bùng phát nghiêm trọng hơn thì lúc đó Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mới bàn đến. Vì chúng ta phải bảo đảm các chỉ số, làm sao để không bị ảnh hưởng. Đây là vấn đề chúng ta phải cân nhắc. Các nước như thế nhưng chúng ta chưa đến mức cần đặt vấn đề như vậy”, ông Dũng nhấn mạnh.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
TPO - Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải tạo, bảo đảm khang trang, sạch đẹp, phục vụ tốt nhất đời sống người dân sau khi được bàn giao nhà tái định cư.