Tiểu đường
Tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mất nước. Khi lượng đường trong máu quá cao, cơ thể tạo áp lực lên thận, thải nước tiểu nhiều hơn để giải phóng glucose dư thừa. Đi tiểu thường xuyên sẽ dẫn đến khát nước, do đó uống nước nhiều hơn. Nếu khát nước, đi tiểu nhiều kèm theo những triệu chứng khác như giảm cân, mệt mỏi, hay cáu gắt, bạn nên đi xét nghiệm đường huyết để kiểm tra nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay không.
Đái tháo nhạt
Đái tháo nhạt là tình trạng tiểu nhiều, uống nước nhiều, mặc dù không liên quan đến bệnh tiểu đường nhưng nó cũng có những triệu chứng tương tự như mất nước và tiểu nhiều. Đái tháo nhạt đặc trưng bởi sự mất cân bằng hormone trong cơ thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước. Khi mất một lượng nước lớn qua nước tiểu, cơ thể sẽ cố gắng để bù đắp cho sự mất chất lỏng. Một số trường hợp đái tháo nhạt có thể gây ra bởi các nguyên nhân khác, vì vậy bạn nên đến bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp.
Khô miệng
Khô miệng, còn được gọi là bệnh khô miệng, thường bị nhầm lẫn với khát nước quá mức. Đây là tình trạng khô bất thường của màng nhầy trong miệng, do sự thay đổi trong thành phần của nước bọt. Nếu tuyến nước bọt không tiết đủ nước bọt, có thể dẫn đến các triệu chứng khác như hôi miệng, nhai khó... Khô miệng có thể là tác dụng phụ của thuốc dị ứng và thuốc chóng mặt.
Thiếu máu
Thiếu máu khiến cơ thể bị mất các tế bào hồng cầu nhanh hơn và bù đắp sự mất chất lỏng bằng cách kích hoạt cơn khát. Một nguyên nhân khác là do thiếu hụt hormone tuyến giáp. Có đến 70% số người bị thiếu hụt hormone tuyến giáp thường xuyên khát nước.
Huyết áp thấp
Stress mãn tính có thể gây huyết áp thấp khi bị căng thẳng nghiêm trọng, dẫn đến chóng mặt, trầm cảm, lo âu và khát cùng cực. Khát là cách của cơ thể thêm nước vào máu, làm tăng huyết áp. Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này là kiểm soát tốt hơn căng thẳng.
Chế độ ăn uống
Các loại thực phẩm có tác dụng lợi tiểu như cần tây, măng tây, củ cải đường, chanh, dưa hấu, gừng, rau mùi tây có thể làm bạn khát nước vì chúng khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.