Khánh thành tổ hợp chế biến thịt mát hơn 1.000 tỷ đồng tại Hà Nam

Để giữ trọn dưỡng chất cùng độ ngon tối ưu của thịt, sản phẩm thịt heo Meat Deli luôn được bảo quản xuyên suốt ở nhiệt độ 0-4 độ C từ nhà máy đến tận tay người tiêu dùng.
Để giữ trọn dưỡng chất cùng độ ngon tối ưu của thịt, sản phẩm thịt heo Meat Deli luôn được bảo quản xuyên suốt ở nhiệt độ 0-4 độ C từ nhà máy đến tận tay người tiêu dùng.
TPO - Tổ hợp hợp chế biến thịt mát đầu tiên áp dụng theo tiêu chuẩn châu Âu của Việt Nam, với tổng vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng đã khánh thành hôm nay (23/12) tại Hà Nam.

Ngày 23/12, Tập đoàn Masan khánh thành Dự án tổ hợp chế biến thịt mát (MNS Meat) đầu tiên theo tiêu chuẩn châu Âu của Việt Nam, với tổng vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng tại Hà Nam.

  Đây là một tổ hợp khép kín mang tính “cách mạng”, đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng tiêu chuẩn thịt mát của châu Âu, “nói không” với kháng sinh, chất cấm và được bảo quản ở nhiệt độ lý tưởng. Tổ hợp được các chuyên gia châu Âu giàu kinh nghiệm trực tiếp vận hành, kiểm soát.

Theo đó, thịt heo sau khi chế biến sẽ được làm mát và đóng gói với công nghệ Oxy-Fresh ngay tại nhà máy nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Để giữ trọn dưỡng chất cùng độ ngon tối ưu của thịt, sản phẩm thịt heo Meat Deli luôn được bảo quản xuyên suốt ở nhiệt độ 0-4 độ C từ nhà máy đến tận tay người tiêu dùng.

Sản phẩm thịt mát trên cũng chính thức tung ra thị trường trong ngày 23/12, đáp ứng theo Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 12429:2018) về thịt mát do Bộ NN&PTNT đề xuất và Bộ KH&CN công bố vào ngày 16/10.

Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan lấy câu chuyện từ thành công từ bóng đá Việt Nam thời gian qua, đặc biệt là chức vô địch Suzuki AFF Cup 2018, trong đó nhấn mạnh, các cầu thủ “thế hệ vàng” đã được đầu tư bài bản từ cế độ dinh dưỡng từ thịt, sữa, cá…từ hơn 10 năm trước.

Theo ông Quang, hiện người Việt Nam sử dụng thịt còn ở mức thấp, chỉ khoảng 40 kg thịt/năm, trong khi mức trung bình của Trung Quốc 60 kg/người, châu Âu 75 kg và Mỹ trên 100 kg/người năm. “Với cùng một loại thịt, nhưng người tiêu dùng Việt Nam phải chi trả 1,5-2 lần so với người Mỹ, trong khi thu nhập chỉ bằng 1/10 so với người Mỹ”- ông Quang nói.

Chủ tịch Tập đoàn Masan cho rằng, tổ hợp chế biện biến thịt mát tại Hà Nam là mảnh ghép quan trọng và cuối cùng hoàn thiện mô hình tích hợp hoàn chỉnh chuỗi giá trị thịt của Masan. Tổ hợp chế biến thịt có công suất thiết kế là 1,4 triệu con heo/năm, tương đương 140.000 tấn/năm.

Chuỗi giá trị này, vận hành từ nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, đến trang trại chăn nuôi kỹ thuật cao tại Nghệ An đều theo tiêu chuẩn Global GAP (tổng mức đầu tư 1.400 tỷ đồng), và cuối cùng là tổ hợp chế biến thịt công nghệ thịt mát từ châu Âu đáp ứng tiêu chuẩn BRC- tiêu chuẩn hàng đầu thế giới về an toàn thực phẩm.

Khánh thành tổ hợp chế biến thịt mát hơn 1.000 tỷ đồng tại Hà Nam ảnh 1 Bi thư Trung Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng các khách mời nhấn nút khánh thành Tổ hợp sản xuất thịt mát đầu tiên ở Việt Nam

Lãnh đạo Tập đoàn Masan cũng cho biết, trang trại quy mô kỹ thuật cao tại Nghệ An là mô hình chăn nuôi kiểu mẫu, sẽ được nhân rộng cho các hộ chăn nuôi có quy mô, kỹ thuật chăn nuôi tốt, sẵn sàng theo quy chuẩn của Masan ở tỉnh Hà Nam. Mô hình này sẽ cho phép cung cấp nguồn heo hơi ổn định, đảm bảo chất lượng và không sử dụng chất cấm cho tổ hợp chế biến thịt mát.

Trong khi đó, theo Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, năm nay ngành nông nghiệp khánh thành rất nhiều nhà máy chế biến, nhưng khánh thành tổ hợp chế biến thịt lợn ở Hà Nam là một sự kiện đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực chăn nuôi. “Sản phẩm trước hết phải sạch, giá cạnh tranh, và trước tiên phải phục vụ cho người dân Việt Nam””- ông Cường nói.

Theo ông Cường, ngành hàng thịt lợn là một trong khâu “huyết tử” của Việt Nam. Từ năm ngoái đến nay, Việt Nam đã trải qua hai cuộc khủng hoảng thịt lợn. Một khủng thừa- giá lợn tụt dưới giá thành, gười nuôi thua lỗ; một cuộc khủng hoảng thiếu- giá cao ngất ngưởng 54-55 nghìn đồng/kg hơi, do tổ chức chưa tốt và cả hai khung hoảng đều ảnh hưởng xấu đến ngành chăn nuôi lợn.

Bộ trưởng Cường cho rằng, 2 năm qua, ngành chăn nuôi đã có sự chuyển động rất mạnh và giải quyết khâu yếu nhất là chế biến, mà Masan là một thí dụ điển hình.

“Đến nay mà con lợn vẫn eng éc nằm mổ như ngày xưa, rất không phù hợp. Giá thành cao, an toàn thực phẩm ở đâu? Không làm được điều này, chúng ta có lỗi với người dân Việt Nam, chứ chưa nói đến xuất khẩu”- ông Cường nói.

Bộ trưởng Cường cũng lưu ý, quy mô chăn nuôi 230 nghìn ở Nghệ An chỉ bước đầu, Masan cần phối hợp với nông dân ở Hà Nam để mở rộng vùng chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo nông dân phải có việc làm, phát triển thị trường.

MỚI - NÓNG