Khám phá súng trung liên TUL-1 “made in Vietnam”

Chiến sĩ ngoài cùng từ trái sáng đang cầm khẩu súng máy RPK.
Chiến sĩ ngoài cùng từ trái sáng đang cầm khẩu súng máy RPK.
Súng trung liên TUL-1 được quân giới Việt Nam nghiên cứu từ cuối những năm 1960 dựa trên khẩu RPK của Liên Xô.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bên cạnh việc nhận viện trợ lượng lớn vũ khí từ Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, Việt Nam cũng tự nghiên cứu sản xuất một số loại vũ khí nhỏ để đưa vào miền Nam chiến đấu. Một trong những thành tựu đáng kể đến khi đó là việc Cục Quân giới sản xuất thành công súng trung liên TUL-1 có tính năng tương đương súng RPK của Liên Xô.

Theo cuốn Lịch sử Kĩ thuật Quân sự Việt Nam, cuối những năm 1960 Cục Quân giới đã bắt tay vào việc nghiên cứu chế tạo súng trung liên TUL-1 dựa theo kiểu RPK hiện đại hàng đầu Liên Xô thời điểm bấy giờ.

RPK (Ruchnoy Pulemjot Kalashnikova - súng máy hạng nhẹ Kalashnikov) là súng máy cá nhân do nhà sáng chế huyền thoại Mikhail Kalashnikov nghiên cứu, thiết kế thay thế súng máy DP và RPD đã lạc hậu.

Trung liên RPK có máy súng giống với họ nhà AK-47, cũng có 2 chế độ bắn là phát một và liên thanh. Nòng súng được lắp cố định và không thể thay thế trên chiến trường.

Cơ cấu hoạt động của súng là trích khí xung, khóa nòng then xoay hai tai, bắn khi bệ khóa nòng đóng. Tốc độ bắn trên lý thuyết có thể đạt 600 phát/phút (thực tế 150 phát/phút), sơ tốc đầu nòng 745m/s, tầm bắn hiệu quả 800m, tầm bắn xa nhất 2.500m.

Thước ngắm của RPK cũng tương tự trên AKM, với các vạch chia thước bắn từ 100-1.000m, tuy vậy thì thước của RPK còn có cơ chế chỉnh lượng gió. RPK có 2 chân chống phụ bằng thép, một số phiên bản của RPK như RPKS cho lính dù có báng gập lại được, RPKN có khay gắn kính ngắm đêm bên hông.

Trung liên RPK dùng cỡ đạn 7,62x39mm M43, chỉ lắp được băng đạn dạng lò xo, không lắp được hộp đạn dây. Đặc biệt, băng đạn của súng AK-47 có thể lắp lẫn với RPK, còn băng đạn thiết kế cho RPK là băng đạn 40 viên hoặc băng tròn 75 viên, tuy nhiên thì băng đạn tròn sắt này vừa nặng vừa đắt tiền, hơn nữa khi nạp đạn vào băng phải nạp từng viên giống như băng cong.

Trên cơ sở dây chuyền công nghệ sản xuất súng tiểu liên AK, nhà máy Z111 tổ chức sản xuất trung liên TUL-1 theo bản vẽ của cục quân giới.

Khám phá súng trung liên TUL-1 “made in Vietnam” ảnh 1

 Lính Iraq luyện sử dụng RPK.

Nhưng khác với súng CKC và AK đã chế tạo trước đây của nhà máy Z1 theo dây chuyền công nghệ của Trung Quốc trên cơ sở bán thành phẩm do bạn viện trợ. Việc sản xuất súng trung liên TUL-1, Z111 phải tự lực hoàn toàn.

Ngày 22/12/1969, khẩu trung liên do Việt Nam chế tạo mang hiệu TUL-1 ra đời. Qua kiểm tra, súng tương đương với chất lượng của PRK do Liên Xô chế tạo. Từ năm 1970-1972, nhà máy Z111 sản xuất được hàng nghìn khẩu, kịp thời cung cấp cho các chiến trường.

Theo Theo Kiến thức
MỚI - NÓNG