Sigiriya (nghĩa là Đá Sư tử) là một ngôi cổ thành và cung điện bằng đá độc đáo ở vùng Matale thuộc Sri Lanka.
Điểm đặc biết nhất của Sigiriya là quần thể kiến trúc này được xây dựng trên bề mặt bằng phằng của một núi đá có các vách dựng đứng.
Cổng chính của Sigiriya được xây dựng với hình dáng của một cặp chân sư tử khổng lồ, tạo hình bằng cách tạc vào đá.
Thời xưa, có thể đã tồn tại một hệ thống cầu thang dẫn lên đỉnh Sigiriya. Một hệ thống cầu thang mới đã được xây dựng trong những thập niên gần đây để phục vụ nhu cầu tham quan và nghiên cứu.
Các công trình của Sigiriya hầu hết đã bị hủy hoại, chỉ còn lại hệ thống bậc cấp, hành lang, lối đi, nền móng kiến trúc và các hồ nước.
Đáng chú ý là một số bích họa cổ mang đặc trưng của văn minh Ấn Độ vẫn được lưu giữ.
Chung quanh ngọn núi đá còn có một hệ thống hào nước, ao hồ, vườn cảnh cùng các công trình kiến trúc phụ thuộc.
Theo các nghiên cứu, Sigiriya được khởi xây dưới triều vua Kassapa I vào thế kỷ thứ năm. Ban đầu các hang núi ở nơi đây được dùng làm tu viện Phật giáo, sau này cung điện và vườn cảnh được xây thêm.
Đến thế kỷ 14 thì quần thể kiến trúc này bị bỏ hoang. Mãi đến năm 1907 nhà thám hiểm người Anh John Still tìm thấy và cho khai quật.
Vào năm 1982, Sigiriya đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.