Khám phá bên trong Thành Hoàng Đế - công trình nghìn năm ở Bình Định
TPO - Thành Hoàng Đế được Nguyễn Nhạc cho xây dựng năm 1776 trên nền dấu tích Thành Đồ Bàn - kinh đô của vương quốc Chămpa xưa và bị phá hủy vào đầu triều Nguyễn.
Cách TP. Quy Nhơn khoảng 27 km về hướng tây bắc, Thành Hoàng Đế nằm trên địa phận xã Nhơn Hậu và phường Đập Đá (thị xã An Nhơn, Bình Định). Thành Hoàng Đế trong lịch sử từng là kinh đô Vijaya của vương quốc Chămpa với tên gọi Thành Đồ Bàn. Ảnh: Trương Định.
Thành Hoàng Đế nguyên là tổng thể kiến trúc hình chữ nhật, gồm 3 vòng thành: Thành Ngoại, Thành Nội và Tử Cấm Thành. Trong đó, Thành Ngoại có chu vi 7.400 m. Thành Nội còn được gọi là Hoàng Thành có hình chữ nhật dài 430 m, rộng 370 m. Bên trong Thành Nội là Tử Cấm Thành cũng có hình chữ nhật dài 174 m, rộng 126 m. Ảnh: Trương Định.
Là di tích mang tính kế thừa, Thành Hoàng Đế đan xen nhiều lớp kiến trúc khác nhau, từ vương triều Chămpa thế kỷ XI-XV, đến thời Tây Sơn trong những năm 1776-1802, rồi đến nhà Nguyễn từ năm 1802. Trong ảnh là Tháp Cánh Tiên, công trình kiến trúc cổ thời Chămpa, cách Thành Hoàng Đế khoảng 400 m. Ảnh: Trương Định.
Tháp Cánh Tiên, công trình kiến trúc cổ thời Chămpa, cách Thành Hoàng Đế khoảng 400 m. Ảnh: Trương Định.
Thành Hoàng Đế từng đóng vai trò đại bản doanh của nghĩa quân Tây Sơn trong buổi đầu khởi nghĩa, là kinh đô của Trung ương Hoàng Đế Thái Đức Nguyễn Nhạc, giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp thắng lợi vẻ vang của phong trào nông dân Tây Sơn, cũng như những năm tháng cuối cùng của triều Tây Sơn. Ảnh: Trương Định.
Những tác phẩm phù điêu trong Thành Hoàng Đế. Ảnh: Trương Định.
Lầu bát giác. Ảnh: Trương Định.
Sau khi triều đại Tây Sơn thất bại, Thành Hoàng Đế - dấu tích một thời vàng son của Tây Sơn - cũng bị phá đổ nát. Trên nền cũ của thành, nhà Nguyễn cho xây dựng một khu lăng thờ hai viên quan nhà Nguyễn chết ở đây là Võ Tánh và Ngô Tùng Châu. Đây là khu lăng mang phong cách mỹ thuật thời Nguyễn nằm trong quần thể của di tích. Trong ảnh - mộ tướng Võ Tánh. Ảnh: Trương Định.
Vừa qua, trong quá trình khai quật khảo cổ, hai hồ bán nguyệt cùng nhiều dấu tích kiến trúc thời Tây Sơn trong khu Tử Cấm Thành đã được phát lộ. Ảnh: Trương Định.
Thành Hoàng Đế được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) xếp hạng Di tích quốc gia năm 1982. Ảnh: Trương Định.
TPO - Điểm nhấn của chương trình "Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025" tối 18/1 là màn trình diễn ánh sáng từ 2.025 drone light (máy bay không người lái tạo hiệu ứng ánh sáng) kết hợp với nhạc giao hưởng. Chương trình tổng duyệt tối 17/1 bên Hồ Tây (Hà Nội).
TPO - Đạo diễn Dương Diệu Linh là nhà làm phim trẻ tốt nghiệp từ nhiều chương trình học danh giá về điện ảnh. Cô tạo ấn tượng tại nhiều sự kiện phim quốc tế với những bộ phim ngắn. Bộ phim dài đầu tay "Mưa trên cánh bướm" (tên tiếng Anh Don't Cry, Butterfly) của cô đã giành được nhiều giải thưởng lớn, trong đó có hai giải của LHP Venice. Tan Si En là nhà sản xuất phim điện ảnh và truyền hình đầy kinh nghiệm đến từ Singapore, cô cũng là đồng sáng lập công ty sản xuất Momo Film Co.
TPO - Chương trình "Gặp nhau cuối năm - Táo Quân 2025" trở lại với dàn nghệ sĩ quen thuộc cùng nội dung xoay quanh chủ trương tinh giản, sáp nhập của Thiên đình. Phần lớn khán giả nhận định Táo Quân năm nay có nhiều điểm mới, bắt kịp xu hướng.
TPO - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Phan Xuân Thủy đề nghị thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả, không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, không bỏ trống địa bàn, lĩnh vực của xuất bản...
TPO - Theo chuyên gia phong thủy, tuyệt đối không làm lễ cúng ông Công ông Táo sau ngày 23 tháng Chạp và không cúng muộn hơn 23h đêm ngày 23 tháng Chạp.
TPO - Chương trình "Gặp nhau cuối năm - Táo Quân 2025" trở lại với dàn nghệ sĩ quen thuộc như NSND Quốc Khánh, NSND Tự Long, NSƯT Chí Trung, NSƯT Quang Thắng, nghệ sĩ Vân Dung... hứa hẹn đem đến cho khán giả món ăn tinh thần hấp dẫn trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
TPO - Theo tử vi Trung Quốc, Ất Tỵ là năm may mắn cho những người tuổi Tỵ, Ngọ, Thân, Dậu và Tý. Những người sinh năm Mùi, Tuất, Sửu và Mão có thể gặp một số trở ngại.
TPO - Chương trình Táo Quân 2025 ghi hình trong ba buổi, tối 15/1 đến 17/1 tại Cung Văn hóa lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội). Chương trình năm nay có sự tham gia của NSND Quốc Khánh, NSƯT Chí Trung, NSƯT Quang Thắng, nghệ sĩ Vân Dung... Theo hình ảnh hậu trường, diễn viên Duy Hưng, Long Vũ cũng góp mặt.