Ji Chang Wook huỷ show ở VN: Cuồng thần tượng dẫn đến lệch chuẩn giá trị xã hội

Hiện tượng fan cuồng dẫn tới hệ lụy đáng ngại
Hiện tượng fan cuồng dẫn tới hệ lụy đáng ngại
TPO - Hàng nghìn người trẻ tụ tập đầy khấn khích chờ đón diễn viên Hàn Quốc Ji Chang Wook vừa rồi đích thị “fan cuồng”. Hiện tượng này để lại không ít tác động tiêu cực đến đời sống xã hội. TS. Nhạc Phan Linh, chuyên gia xã hội học trao đổi với Tiền Phong xung quanh câu chuyện này.
Việc hàng nghìn bạn trẻ chầu chực chờ đón diễn viên Ji Chang Wook không phải hiếm, hỗn loạn khiến show diễn bị hủy, trước đây thậm chí còn có hành động hôn ghế thần tượng. Anh đánh giá thế nào về tác động của hiện tượng này? Việc các bạn trẻ thần tượng ai đó không sao cả, đôi khi mang ý nghĩa tích cực là đằng khác bởi các bạn ấy có động lực để đạt thành công như thần tượng. Nhờ thần tượng nhiều bạn biết nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão. Tuy nhiên hôm vừa rồi xem những hình ảnh các bạn tụ tập, gây náo loạn trong khi chờ đón Ji Chang Wook khiến tôi giật mình. Tôi thấy các bạn ấy trở nên cuồng thần tượng.
Ji Chang Wook huỷ show ở VN: Cuồng thần tượng dẫn đến lệch chuẩn giá trị xã hội ảnh 1 TS. Nhạc Phan Linh
Việc mến mộ, hâm mộ nghệ sĩ từ khía cạnh cá nhân không có vấn đề gì, nhưng khi cả đám đông gây cản trở giao thông, mất trật tự lại đáng quan ngại. Hâm mộ đến phát cuồng ở lứa tuổi học sinh có thể kéo theo việc bỏ bê học hành để “cày view, cày lượt xem” cho thần tượng. Chưa kể những tác động tới đời sống sinh hoạt, tâm lý nữa bởi khi thần tượng có chuyện dễ cuốn các bạn trẻ vào những cuộc tranh luận không đáng có. Hâm mộ thần tượng quá đà khiến họ ít dành thời gian cho cuộc sống gia đình, bạn bè và các giao tiếp xã hội khác. Thần tượng chúng ta nhìn thấy bên ngoài hay hình ảnh trên phim ảnh, truyền thông là những thứ họ muốn khoe ra sự lung linh đẹp đẽ, trong khi đó chính thần tượng nhiều khi cũng có vấn đề tình cách, giao tiếp, ứng xử thậm chí vấn đề về pháp luật. Những điều đó các bạn trẻ không chứng kiến, nên một số thậm chí còn coi trọng thần tượng quan trọng hơn bố mẹ, thầy cô, bạn bè. Sự thần tượng quá đà kéo theo mất cân bằng trong cuộc sống, lệch chuẩn về giá trị. Giới trẻ dễ theo đuổi cuộc đời màu hồng đơn thuần, rời bỏ thực tế mà không chấp nhận thực tế cuộc sống. Ngày nay giới trẻ bị cuốn nhiều vào cuộc sống ảo, xét đến cùng cũng không thể hoàn toàn trách các bạn ấy. Người lớn, xã hội không cung cấp đủ sân chơi, môi trường tương tác đủ sôi động cuốn hút hấp dẫn, không thu hút các bạn trẻ vào những trải nghiệm thực tế, những chuyến đi giúp cộng động hay khám phá cuộc sống.
Ji Chang Wook huỷ show ở VN: Cuồng thần tượng dẫn đến lệch chuẩn giá trị xã hội ảnh 2  Đám đông đáng ngại chờ đón Ji Chang Wook
Phần lớn đối tượng “fan cuồng” đều còn rất trẻ, theo anh liệu hội chứng này có thay đổi khi họ dần trưởng thành? Chuyện hâm mộ thần tượng có từ rất lâu, từ thời cha mẹ tới thế hệ chúng tôi cũng có, đó là trạng thái tâm lý bình thường. Theo thời gian, do bận rộn cuộc sống, cơm áo gạo tiền chi phối nên việc giảm chú ý, bớt quan tâm đến thần tượng vì thế cũng giảm đi. Tuy nhiên cuộc sống của các bạn trẻ ngày này điều kiện vật chất không thiếu thốn, có thể không quá phải lo cho cuộc sống, việc mải mê trong thế giới ảo có thể khiến họ ít giao tiếp xã hội dẫn tới đứt gãy liên kết xã hội. Mỗi con người tham gia quá trình xã hội hóa cần tự ý thức, tự điều chỉnh, tự uốn nắn, phải chấp nhận khuôn mẫu chung để tự thay đổi bản thân. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ lười không muốn thay đổi, nệ vào thế giới mạng để khỏa lấp tình cảm nên ngày càng rời xa mối quan hệ xã hội. Về lâu dài điều này ảnh hưởng tới quan hệ tương tác xã hội, khả năng giao tiếp và vốn xã hội-mối quan hệ bền chặt với con người. Những cá nhân này khi phải tham gia vào môi trường làm việc đòi hỏi tính tương tác cao, làm việc nhóm sẽ khó thích nghi hơn.
Ji Chang Wook huỷ show ở VN: Cuồng thần tượng dẫn đến lệch chuẩn giá trị xã hội ảnh 3 Ji Chang Wook hy sô do đám đông hỗn loạn không đảm bảo an ninh
Thần tượng ai đó không hẳn chỉ mang ý nghĩa tiêu cực, vậy theo anh có những phương pháp nào để giới trẻ nhận thức đúng, hâm mộ một cách văn minh để không đẩy việc hâm mộ đi quá đà và tạo nên những hình ảnh xấu xí?
Việc này đòi hỏi nhiều yếu tố từ xã hội, các tổ chức thanh niên, truyền thông và nghệ sĩ chung trách nhiệm định hướng giới trẻ. Tôi cho rằng truyền thông cũng nên có những thông tin đa chiều về tác phẩm của nghệ sĩ, cuộc sống và những khía cạnh khác về con người. Gia đình cần kéo các bạn ấy ra khỏi thế giới ảo. Thần tượng thường bị chi hối nhiều bởi mạng lưới bạn bè cùng đặc điểm và sở thích, cùng tâm sinh lí, cho nên tôi nghĩ vẫn phải có môi trường để các bạn trẻ tham gia hoạt động, trải nghiệm thực tế và ý nghĩa hơn. Các nhà giáo dục, nhà trường nên có nhiều hoạt động thể chất thiết thực hơn nữa, thậm chí dùng thần tượng để dẫn dắt các bạn trẻ vào hoạt động xã hội, thiện nguyện để có những trải nghiệm xã hội. Tôi tin các bạn trẻ đi nhiều, khám phá nhiều tự khắc có biến chuyển lớn trong suy nghĩ, hành động hơn hẳn những bài giảng, lời cha mẹ khuyên nhủ. Cảm ơn anh!
MỚI - NÓNG
DaLAB, Bùi Trường Linh hòa giọng cùng hàng nghìn sinh viên tại Ngày Thẻ Việt Nam 2024 - Sóng Festival
DaLAB, Bùi Trường Linh hòa giọng cùng hàng nghìn sinh viên tại Ngày Thẻ Việt Nam 2024 - Sóng Festival
TPO - Nối tiếp những chương trình biểu diễn thành công trước đó, buổi diễn cuối cùng của Ngày Thẻ Việt Nam 2024 - Sóng Festival khép lại với sự xuất hiện của nhóm nhạc Da LAB và ca sĩ Bùi Trường Linh. Hàng nghìn khán giả của chương trình say sưa hát theo, hòa giọng với những bản tình ca của Da LAB và Bùi Trường Linh.