Ì ạch cổ phần hóa, TPHCM bị phê bình

ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính - Ảnh: VOV
ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính - Ảnh: VOV
TP - Tại họp báo chuyên đề về kết quả thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (CPH DNNN) 6 tháng đầu năm ngày 5/8, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, tính tới hết quý 2 năm nay, mới có 35/127 doanh nghiệp trong danh mục được duyệt thực hiện CPH.

Tại họp báo chuyên đề về kết quả thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (CPH DNNN) 6 tháng đầu năm ngày 5/8, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, tính tới hết quý 2 năm nay, mới có 35/127 doanh nghiệp trong danh mục được duyệt thực hiện CPH.

Riêng năm nay, ông Tiến cho biết, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, số lượng DN phải CPH theo danh  mục là 18. Đến hết quý II, có 6 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH (song chỉ có 1 DN thuộc danh mục theo quyết định của Thủ tướng).

Đối với tình hình thoái vốn của các tập đoàn, tổng công ty, DNNN theo đề án cơ cấu lại, tính từ đầu năm đến hết Quý II/2019, mới thoái vốn 1.333 tỷ đồng, thu về 2.174 tỷ đồng.

Trong đó, Viettel thực hiện thoái 1.290 tỷ đồng tại Tổng công ty CP Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex), thu về 2.002 tỷ đồng. Còn Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thực hiện thoái vốn tại 5 DN với trị giá sổ sách 36 tỷ đồng, thu về 166 tỷ đồng.

Lũy kế từ năm 2016 đến hết Quý II/2019, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện thoái 15.821 tỷ đồng, thu về 50.630 tỷ đồng. SCIC thực hiện thoái vốn với giá trị giá 6.286 tỷ đồng, thu về 35.933 tỷ đồng.

Nguyên nhân chậm CPH, theo Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, do một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước còn chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch CPH, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chấp hành chế độ báo cáo.

Khi được hỏi đã có trường hợp nào người đứng đầu bị xử lý chưa, ông Tiến khẳng định “đã phê bình rồi” và lấy ví dụ Hà Nội và TPHCM chậm trễ trong cổ phần hóa. “Thủ tướng đã có công văn phê bình gửi TPHCM nhắc nhở từng nội dung”, lãnh đạo Cục Tài chính doanh nghiệp nói.

MỚI - NÓNG
Một nhân viên của Ukrainian Armor chuẩn bị đặt súng cối vào hộp tại khu nhà xưởng không được công khai vị trí. (Ảnh: Reuter)
Ngành vũ khí nội địa Ukraine kêu khó đủ đường
TPO - Hàng trăm doanh nghiệp sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự đã mọc lên ở Ukraine kể từ khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, nhưng nhiều doanh nghiệp trong số đó đang chật vật vì thiếu tiền và tất cả đều lo sợ sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa Nga.