Hôn nhân hạnh phúc của NSND Quốc Trượng và vợ kém 13 tuổi

NSND Quốc Trượng và vợ.
NSND Quốc Trượng và vợ.
"Chúng tôi cùng làm nghề nên quá hiểu nhau rồi, còn về tuổi thì dù có hơn cô ấy 13 tuổi nhưng chúng tôi vẫn nhịp nhàng, hoà quyện, cuộc sống gia đình cũng rất vui vẻ", NSND Quốc Trượng nói.

Vợ chồng rất hiểu nhau

- Được biết bà xã kém anh 13 tuổi, anh có bí quyết gì để duy trì hạnh phúc gia đình? 

Thực ra duy trì hạnh phúc không phải một mình tôi làm mà cả vợ tôi nữa. Chúng tôi cùng làm nghề nên quá hiểu nhau rồi, còn về tuổi dù có hơn cô ấy nhưng chúng tôi vẫn nhịp nhàng, hoà quyện, cuộc sống gia đình cũng rất vui vẻ. Quan trọng là hiểu nhau cuộc sống sẽ thoải mái hơn. Vì nhà tôi ở ngay gần nhà hát nên hàng ngày hai vợ chồng đi bộ đi làm. Buổi trưa chúng tôi sẽ cùng về nhà ăn cơm. Thời gian rảnh hiếm hoi vợ chồng tôi sẽ đưa các con đi du lịch để gắn kết tình cảm. Tuy nhiên năm nay do dịch nên chúng tôi cũng chưa đi được đâu. 

- Anh có định hướng các con theo nghiệp của bố mẹ? 

Thú thực làm nghề này cũng vất vả. Các cháu nhà tôi cũng không có năng khiếu gì nên chúng tôi cũng không định hướng theo nghề này.

- Ở cơ quan anh là cấp trên của vợ, còn ở nhà thì sao? 

Cũng như trên sân khấu, cái gì cũng phải rạch ròi, rõ ràng, sân khấu là sân khấu đời thường là đời thường. Bà xã ở nhà là vợ nhưng ở cơ quan vẫn là cấp dưới của tôi theo đúng tính chất công việc thôi. 

Hôn nhân hạnh phúc của NSND Quốc Trượng và vợ kém 13 tuổi ảnh 1 Bận rộn với việc quản lý nên NSND Quốc Trượng từ lâu không xuất hiện trên sân khấu.

Không có thời gian làm diễn viên

- Rời xa sân khấu đã lâu và đảm nhận vị trí đạo diễn cho nhiều vở chèo cũng như là GĐ Nhà hát chèo Quân đội, có khi nào anh thấy nhớ việc diễn xuất? 

Năm 2001 tôi đi học đạo diễn sân khấu văn bằng hai, đến năm 2007 bước sang quản lý, làm Phó đoàn trưởng đoàn nghệ thuật Tổng cục Hậu Cần. Từ đó tôi cũng ít lên sân khấu hẳn mà chuyển sang quản lý. Năm 2010 tôi làm Phó Giám đốc nhà hát Chèo Quân đội, tiền thân là đoàn nghệ thuật Chèo của Tổng cục Hậu Cần. Khi chuyển sang làm quản lý tôi ít tham gia biểu diễn nên luôn nhớ sân khấu, nhớ cảm giác được biểu diễn cho khán giả xem những vở chèo hay. Làm quản lý công việc nhiều hơn nên tôi không có thời gian để quay lại làm diễn viên. 

- Trong suốt những năm làm nghề, anh có câu chuyện nào đáng nhớ?

Làm nghề này có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Đây là nghề không có ngày nghỉ, thậm chí ngày Chủ nhật vẫn phải làm. Nhất là thời còn làm diễn viên, tôi chứng kiến anh Doãn Hoàng Giang đến đạo diễn cho nhà hát, cho đoàn chèo của Tổng cục Hậu Cần thậm chí còn làm đến 1-2h sáng. Làm đến 2-3h sáng thầy trò làm bát cháo gà, rồi loanh quanh đến sáng luôn và lại tiếp tục công việc của ngày mới. Nghề này nó khắt khe thế đấy, làm ngày đêm nhưng chỉ được nghỉ ngơi chút thôi. Vất vả là thế nhưng khi đi biểu diễn lại rất xứng đáng. 

- Anh nghĩ sao khi Chèo hiện đang dần mất ưu thế với khán giả so với các loại hình nghệ thuật khác? 

Bây giờ có rất nhiều loại hình nghệ thuật, nghệ thuật chèo cũng ít khán giả hơn. Điều quan trọng vẫn là ít tác phẩm hay, ít vở diễn hay. Chính vì ít vở diễn hay và không đưa hơi thở cuộc sống và thời đại vào những tác phẩm của mình nên khán giả ít đến với chèo hơn. Diễn viên sân khấu chèo cũng ít đi học về sân khấu chèo và không có tâm huyết. Sự quan tâm của sân khấu dân tộc chưa được đúng mức và việc sáp nhập các đoàn chèo vào một nhà hát khiến quân số giảm nên khi dựng vở hoặc đi hội diễn phải lấy quân của các tổ chức khác vào khiến bị nghiệp dư hóa.

Tuy nhiên với Nhà hát Chèo Quân đội chúng tôi vẫn giữ truyền thống yêu chèo, say chèo và có trách nhiệm với chèo. Trong mỗi cuộc thi của Bộ Văn hóa hay của Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Nhà hát Chèo quân đội đều tham gia 100%.

- Với cương vị là GĐ Nhà hát Chèo Quân đội, anh có giải pháp gì để thu hút khán giả đi xem chèo nhiều hơn? 

Chúng tôi luôn có một bộ phận khán giả riêng của Chèo Quân đội rồi. Chúng tôi luôn ý thức phải xây dựng được những tác phẩm hay. Mỗi năm Nhà hát Chèo Quân đội đều được thủ trưởng Bộ Quốc Phòng cũng như Thủ trưởng Tổng Cục Chính trị QĐNDVN cho phép mở cuộc vận động sáng tác kịch bản về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng thu hút được rất nhiều tác phẩm hay đến với chiếu chèo người chiến sĩ. Chúng tôi hơn ai hết phải dựng được những tác phẩm hay, đưa hơi thở cuộc sống vào tác phẩm ấy để đông đảo khán giả yêu thích và đón nhận chèo. 

Bài 3: 'Người đàn thép làng chèo' Thanh Ngoan: 'Tôi không cần nhà lầu xe hơi'

Theo Theo Vietnamnet
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.