Học sinh Hà Nội đồng loạt bị 1 điểm môn Lịch sử, cô giáo tiết lộ đáp án dễ bất ngờ

Sấp bài kiểm tra Lịch sử toàn 1, học sinh giải thích cô gáo cho đề dễ quá làm không được.
Sấp bài kiểm tra Lịch sử toàn 1, học sinh giải thích cô gáo cho đề dễ quá làm không được.
Cô Hiền, giáo viên dạy Lịch sử, nhắc nhở các HS rằng bài 15p các thầy cô chỉ chấm ý, đếm câu để tính điểm. Học sinh viết dài nhưng lại không đúng ý, lạc đề thì chắc chắn không có được điểm cao.

Việc dạy và học Lịch sử thế nào cho hiệu quả là chủ đề được đưa ra bàn luận trên khắp các mặt báo, diễn đàn những năm qua. Trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay, TP. Hà Nội vui mừng công bố những con số thống kê khả quan về điểm thi các môn học xã hội.

Học sinh Hà Nội đồng loạt bị 1 điểm môn Lịch sử, cô giáo tiết lộ đáp án dễ bất ngờ ảnh 1

Sấp bài kiểm tra Lịch sử toàn 1, học sinh giải thích cô gáo cho đề dễ quá làm không được.

Nhiều bài thi môn Công dân, Lịch sử... theo hình thức trắc nghiệm có học sinh đạt điểm cao, thậm chí là điểm 10.

Tuy nhiên, một bài chia sẻ trên MXH mới đây liên quan đến kiến thức Lịch sử của học sinh lớp 11 trường THPT Quảng Oai (Hà Nội), lại khiến người xem khá hoang mang. Có đến 9 bài thi của học sinh (cùng lớp) bị giáo viên cho 1 điểm, trong bài kiểm tra Sử 15 phút tại lớp.

T.K (một trong số 9 học sinh bị điểm kém) trả lời: "Không ai nghĩ cô giáo lại cho đề dễ thế. Học sinh chẳng ngờ đáp án chỉ ba dòng là đủ.

Ai cũng nghĩ khó nên viết rõ dài. Cuối cùng, cả bọn lạc đề ăn điểm kém. Có vài bạn không làm được ghi bừa ai ngờ cũng được 6-7 điểm. Những bạn viết hơn mặt giấy thì lại ẵm con 1".

Trước hình ảnh một tập bài kiểm tra toàn điểm 1 xuất hiện trên mạng, cô Vũ Thị Minh Hiển, hiệu trưởng trường THPT Quảng Oai, cho biết: "Việc này liên quan đến chuyện thay đổi thể thức thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

Nếu như năm trước, bài thi theo dạng trắc nghiệm 100% thì năm nay quy chế yêu cầu bài thi có cả phần trách nghiệm lẫn tự luận.

Nhìn chung, các học sinh của trường đều đang thích nghi với những thay đổi này. Song vẫn còn một số em chắc chưa học bài kỹ nên bị điểm thấp. Về chuyện lần này, tôi sẽ trao đổi lại với giáo viên dạy bộ môn để có câu trả lời hợp lý".

Đề bài kiểm tra 15 phút môn Lịch sử lớp 11 khiến các học sinh "bó tay" gói gọn trong một câu hỏi: "Những sự lựa chọn mà châu Á đặt ra để chống lại các nước tư bản phương Tây và kết quả của những lựa chọn đó?".

Cô Thu Hiền, giáo viên dạy Sử - người ra câu hỏi trên, cung cấp đáp án chính xác như sau:

Các lựa chọn cho các nước châu Á trước tư bản phương Tây: Duy trì chế độ phong kiến hoặc cải cách.

Kết quả: Nếu chọn con đường cải cách thì đất nước sẽ không bị xâm lược giống như Nhật Bản và Thái Lan. Còn duy trì chế độ phong kiến thì sẽ bị các nước khác xâm lược.

Ý cuối cùng là liên hệ đến Việt Nam, vì Việt Nam chọn duy trì chế độ phong kiến nên Việt Nam bị Pháp xâm lược.

Về việc học sinh không nghĩ đề dễ, đáp án chỉ gói gọn trong 3 dòng là đủ, cô giáo Hiền thẳng thắn chia sẻ: "Tôi đã giải thích đáp án cho học sinh sau khi trả bài. Câu trả lời chính xác chỉ gói gọn trong 2 dòng nhưng buộc học sinh phải nắm chắc bài và biết suy luận. Các em không cần phải mở rộng kiến thức ra bên ngoài nhiều nhưng các bài học trong SGK thì buộc phải vững.

Các em nên nhớ rằng bài 15 phút các thầy cô chỉ chấm ý, đếm câu để tính điểm. Các em viết dài nhưng lại không đúng ý thì làm sao có được điểm cao. Điểm cao nhất lớp trong lần kiểm tra 15 phút này là 8, đó là một số điểm khá. 

Với đề bài này nếu như không học thì các em sẽ không làm được bài hoặc nếu hiểu sai đề thì chắc chắn cũng sẽ không có điểm cao".

Sau những chia sẻ của cô Hiền và loạt 9 bài kiểm tra Sử bị điểm 1 trong câu chuyện trên, chúng ta nên nghiêm túc nhìn nhận lại cách học Sử của chính mình. Học Sử bây giờ không chỉ là gạo bài như một cái máy, đến giờ kiểm tra thì cố gắng chép những kiến thức lan man ấy ra giấy với suy nghĩ chữ càng nhiều, điểm càng cao.

Các thầy cô giáo chấm điểm theo ý, đếm ý mà tính điểm. Vậy nên, viết cả bài dài như tập làm Văn rồi nộp nên nhưng rút lại chẳng đúng một ý nào thì cũng chẳng thể có điểm cao.

Hãy học Sử bằng bản đồ tư duy, bằng cách liệt kê và nắm ý chính, bằng cách nhớ mốc thời gian và sự kiện. Có như vậy, bạn mới hiểu Sử và làm ngắn vẫn được điểm cao nhé!

Theo Theo Trí thức trẻ
MỚI - NÓNG