Hộ khẩu giấy được dùng đến khi nào?

Bộ Công an bảo lưu quan điểm bỏ sổ hộ khẩu từ ngày 1/7/2021
Bộ Công an bảo lưu quan điểm bỏ sổ hộ khẩu từ ngày 1/7/2021
TP - Trong khi Chính phủ muốn bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú từ ngày 1/7/2021, song vẫn có đại biểu Quốc hội đề nghị nên áp dụng chuyển tiếp đến hết 31/12/2022.

Chuyển tiếp hay ‘’khai tử’’ luôn?

Chiều 4/9, tại hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách, cho ý kiến về dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi), nội dung còn nhiều băn khoăn là chính sách mới liên quan đến bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy như hiện nay.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, hiện vẫn còn 2 loại ý kiến về nội dung này. Loại ý kiến thứ nhất, đề nghị cho phép người dân được tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp để chứng minh thông tin về nơi cư trú thay thế cho giấy tờ xác nhận về cư trú theo quy định của luật này khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự có yêu cầu thông tin về nơi cư trú cho đến hết ngày 31/12/2022.

Trong khi đó, loại ý kiến thứ hai nhất trí với đề nghị của Chính phủ, chuyển hoàn toàn việc quản lý cư trú sang phương thức mới từ ngày luật có hiệu lực thi hành và không cần có quy định chuyển tiếp. Qua đó, sổ hộ khẩu, tạm trú sẽ hết giá trị kể từ thời điểm luật có hiệu lực thi hành, từ ngày 1/7/2021.

Hộ khẩu giấy được dùng đến khi nào? ảnh 1 Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an

Do ý kiến còn khác nhau nên Ủy ban Thường vụ thiết kế nội dung này thành hai phương án. Cụ thể, phương án 1, quy định chuyển tiếp, theo đó, kể từ ngày luật này có hiệu lực thi hành, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ xác nhận về cư trú theo quy định của luật này cho đến hết ngày 31/12/2022; thông tin về cư trú trong sơ sở dữ liệu về cư trú là thông tin gốc, cơ quan đăng ký cư trú sẽ không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

Còn phương án 2, giữ như nội dung Chính phủ đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 là, các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú vẫn có nguyên hiệu lực pháp luật. Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không có giá trị sử dụng trong các giao dịch, quan hệ pháp luật được xác lập mới kể từ ngày luật này có hiệu lực thi hành.

Sẽ kịp đồng bộ dữ liệu

Nêu ý kiến, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) băn khoăn về quy định chuyển tiếp. Theo đại biểu Hòa, mặc dù Bộ Công an đã quyết tâm thực hiện từ 1/7/2021, lập tức bỏ sổ hộ khẩu giấy nhưng theo thống kê thì hiện nay có 27 loại giấy tờ về hộ khẩu liên quan đến nhiều ngành, trong thời gian từ nay đến lúc đó thì sửa đổi các quy định này có kịp không?

“Tôi đề nghị cần có thời gian lưu hành đồng thời sổ hộ khẩu và căn cước công dân, ít nhất đến cuối năm 2022 để các ngành, các lĩnh vực có liên quan nếu chưa thay đổi kịp thì người dân vẫn có quyền giao dịch bằng sổ cũ, tránh gây phiền hà cho dân", Đại biểu Phạm Văn Hòa nói

Trong khi đó, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an đề nghị chỉ để một phương án tại dự thảo luật như nội dung Chính phủ trình Quốc hội. Theo đó, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ được tiếp tục sử dụng để giải quyết các giao dịch, giấy tờ, tài liệu được xác lập trước ngày luật có hiệu lực thi hành từ 1/7/2021.

Theo ông Ngọc, dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư theo Quyết định ngày 11/3/2020; trong đó, xác định thời gian thực hiện dự án là đến năm 2021. Bộ Công an sau đó có kế hoạch triển khai dự án, quy định rất cụ thể về thời gian từng việc, kể cả những việc phối, kết hợp với các bộ, ngành liên quan để đồng bộ có hiệu lực từ 1/7/2021.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc giải đua vỏ lãi
Đặc sắc giải đua vỏ lãi
TPO - Với 11 đội nam và 6 đội nữ, hơn 120 vận động viên tranh tài quyết liệt tại giải bơi vỏ lãi vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cà Mau, hoạt động chào mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.