Với tổng mức đầu tư hơn 85.813 tỷ đồng, dài 112,8km đi qua 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, đường Vành đai 4 được chia làm 7 dự án thành phần, trong đó có dự án thành phần 3 là xây dựng đường cao tốc Vành đai 4. |
Sau lễ khởi công ngày 25/6, thiết kế từng dự án thành phần đang được chủ đầu tư và đơn vị tư vấn hoàn thiện, trong đó đã có hình ảnh thiết kế tuyến đường Vành đai 4. |
Theo hình ảnh thiết kế mới này, đường Vành đai 4 rộng 14 làn xe, trong đó đường song hành (đô thị) hai bên rộng 8 làn xe (mỗi chiều đường 4 làn), đường cao tốc đi ở giữa rộng 6 làn (chưa tính 2 làn dừng khẩn cấp). |
Với phương án thiết kế đường cao tốc Vành đai 4 đi trên cao, đường Vành đai 4 vẫn có 14 làn xe, đường trên cao 6 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp hai bên. |
Sau khi thông xe, đưa vào vận hành từ năm 2027, đường Vành đai 4 sẽ là tuyến đường rộng nhất Hà Nội (14 làn xe cơ giới và 2 làn dừng khẩn cấp). |
Ngoài ra, tuyến đường Vành đai 4 đoạn qua Hà Nội còn xây dựng tuyến đường sắt đô thị chạy song song ở hành lang bên phải tuyến. |
Cùng với giải phóng mặt bằng phục vụ dự án, các địa phương thực hiện dự án cũng thống nhất sử dụng quỹ đất hai bên ven đường để phát triển đô thị, xây dựng hạ tầng đồng bộ. |
Ngoài các khu dân cư đô thị, dọc hai bên tuyến đường Vành đai 4 còn bố trí mặt bằng, quỹ đất để xây dựng mới các nhà máy, xí nghiệp hoặc di dời từ nội thành ra. |
Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội có tổng mức đầu tư trên 85.813 tỷ đồng; chiều dài toàn tuyến 112,8 km, đi qua 3 tỉnh thành phố, gồm Hà Nội (57,95 km), Hưng Yên (19,31 km), Bắc Ninh (36,26 km). Dự án được chia làm 7 dự án thành phần, trong đó đường cao tốc Vành đai 4 được đầu tư theo PPP với mức đầu tư 56.500 tỷ đồng.
Mục xây dựng dự án là hình thành một tuyến đường vành đai liên vùng giảm ùn tắc giao thông, kết nối Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh và các địa phương khác thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Dự án khởi công ngày 25/6/2023, dự kiến hoàn thành vào năm 2026, đưa vào khai thác từ năm 2027.