Hình ảnh đoàn xe 'cõng' thiết bị vượt núi cao dựng đường dây 500kV

TPO - Những trụ điện thuộc đường dây 500kV mạch 3 đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu qua Hà Tĩnh nằm cheo leo trên những ngọn đồi cao cả trăm mét. Để vận chuyển vật tư, thiết bị lắp dựng cột, nhà thầu phải sử dụng xe vận tải để cõng từng thanh thép nặng cả tấn, ngược lên ngọn núi cao.
Hình ảnh đoàn xe 'cõng' thiết bị vượt núi cao dựng đường dây 500kV ảnh 1

Những ngày này, dọc tuyến đường dây 500kV mạch 3 đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, hàng nghìn cán bộ, kỹ sư, công nhân ngành điện vẫn miệt mài dựng lắp cấu kiện trên các trụ điện, chuẩn bị cho việc kéo đường dây siêu cao áp. Đến nay, 285 vị trí cột qua địa bàn đang gấp rút hoàn thiện.

Hình ảnh đoàn xe 'cõng' thiết bị vượt núi cao dựng đường dây 500kV ảnh 2

Vị trí cột số 43, đoạn qua phường Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) nằm gần như trên đỉnh Hoành Sơn. Nhóm công nhân, kỹ sư của Công ty CP Thương mại Xây lắp công nghệ Thăng Long đang vận chuyển vật tư, thiết bị lên lắp dựng cột trên đỉnh núi này.

Hình ảnh đoàn xe 'cõng' thiết bị vượt núi cao dựng đường dây 500kV ảnh 3

Ông Trần Ngọc Tạo - Công ty CP Thương mại Xây lắp công nghệ Thăng Long cho biết, đơn vị thực hiện xây lắp gói thầu XL14 của đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Quỳnh Lưu. Gói thầu có 6 vị trí móng cột (từ cột 37-43). “Các vị trí cột đều nằm ở độ cao lớn, một bên núi cao, bên là vực sâu nên việc thi công gặp khó khăn, nhất là quá trình vận chuyển thiết bị, vật tư lên công trường”, ông Tạo nói.

Hình ảnh đoàn xe 'cõng' thiết bị vượt núi cao dựng đường dây 500kV ảnh 4Hình ảnh đoàn xe 'cõng' thiết bị vượt núi cao dựng đường dây 500kV ảnh 5

Mỗi ngày, anh Nguyễn Trung Hiếu (cán bộ Truyền tải điện Hà Tĩnh, áo cam) cùng nhóm công nhân, kỹ sư của nhà thầu kiểm đếm, bàn giao thiết bị trước khi vận chuyển lên công trường.

Hình ảnh đoàn xe 'cõng' thiết bị vượt núi cao dựng đường dây 500kV ảnh 6

Đoàn xe vận tải hơn chục chiếc được huy động “cõng” từng thanh sắt nặng hàng tấn lên công trường.

Hình ảnh đoàn xe 'cõng' thiết bị vượt núi cao dựng đường dây 500kV ảnh 7

Nhóm công nhân, lái xe phải siết dây buộc mỗi khi chở thiết bị. “Từ chân núi lên công trường dài khoảng 3km nhưng đường cheo leo, cua tay áo, dốc dựng đứng nên phải mất cả tiếng mới lên tới”, tài xế Nguyễn Tiến Mậu (50 tuổi, trú xã Kỳ Hoa) cho hay.

Hình ảnh đoàn xe 'cõng' thiết bị vượt núi cao dựng đường dây 500kV ảnh 8

Những khúc cua khúc khuỷu, các xe phải di chuyển chậm từng mét để đưa vật liệu lên đồi cao.

Hình ảnh đoàn xe 'cõng' thiết bị vượt núi cao dựng đường dây 500kV ảnh 9

Tại vị trí cột 164-167, nhóm công nhân của Công ty Cổ phần PC1 Hà Nội đã lắp dựng xong cột, chuyển sang giai đoạn kéo dây dẫn.

Hình ảnh đoàn xe 'cõng' thiết bị vượt núi cao dựng đường dây 500kV ảnh 10

Nắng nóng gay gắt khiến nhịp độ làm việc của công nhân gặp khó khăn.

Hình ảnh đoàn xe 'cõng' thiết bị vượt núi cao dựng đường dây 500kV ảnh 11

Để rải dây và treo dây ngoài sức người còn cần sử dụng các loại máy cày, máy tời đường dây.

Hình ảnh đoàn xe 'cõng' thiết bị vượt núi cao dựng đường dây 500kV ảnh 12

Theo đánh giá, rải dây, treo dây là giai đoạn khó khăn của ngành điện, công việc này đòi hỏi người công nhân vừa có sức khỏe dẻo dai, vừa có kinh nghiệm thực chiến.

Hình ảnh đoàn xe 'cõng' thiết bị vượt núi cao dựng đường dây 500kV ảnh 13

Anh Lương Thành Trung (Công ty Cổ phần PC01 Hà Nội) cho biết, đây là một trong những vị trí kéo dây cáp đầu tiên trên đường dây 500kV mạch 3 qua Hà Tĩnh.

Hình ảnh đoàn xe 'cõng' thiết bị vượt núi cao dựng đường dây 500kV ảnh 14

“Trên đường dây sẽ có 24 sợi dây dẫn, 1 sợi cáp quang và sợi còn lại để chống sét. Do địa hình vượt qua nhiều hồ, đường dân sinh và các đường dây điện nên đơn vị phải lắp thêm nhiều dàn giáo đỡ dây. Hơn 2 tuần qua, những sợi dây dẫn đầu tiên đang được kéo với hy vọng về sự thành công của con đường ánh sáng trong một ngày không xa”, anh Trung nói.

Hình ảnh đoàn xe 'cõng' thiết bị vượt núi cao dựng đường dây 500kV ảnh 15

Theo các công nhân ngành điện, mỗi cuộn dây dẫn đường điện có chiều dài 2.000-2.400m, nặng gần 5 tấn. Với các trụ có địa hình “dễ chịu” thì không sao. Nhưng nếu ngăn cách ở giữa là sông hồ, núi cao thì thực sự gian nan.

Hình ảnh đoàn xe 'cõng' thiết bị vượt núi cao dựng đường dây 500kV ảnh 16Hình ảnh đoàn xe 'cõng' thiết bị vượt núi cao dựng đường dây 500kV ảnh 17Hình ảnh đoàn xe 'cõng' thiết bị vượt núi cao dựng đường dây 500kV ảnh 18

Các vị trí băng qua đường dân sinh, đường dây điện khác hoặc sông, hồ, công nhân phải dựng các dàn giáo để treo dây.

Hình ảnh đoàn xe 'cõng' thiết bị vượt núi cao dựng đường dây 500kV ảnh 19

Những người thợ điện sẽ rải sợi dây có đường kính 5mm loại nhẹ dọc theo đường đi, nối từ cột nọ sang cột kia để làm dây mồi. Sợi dây mồi này sau đó được căng lên trụ rồi mới buộc vào cáp điện 500kV to như cổ tay người lớn để kéo lên. Hình ảnh kỹ sư, công nhân ngành điện cheo leo trên đỉnh cột cao hàng chục mét.

Dự án Đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố Nối (Hưng Yên) có 1.177 vị trí cột và chiều dài dây 513 km đi qua 9 tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên; tổng mức đầu tư tương đương 1 tỷ USD.

Tin liên quan