Hiểm họa từ viên bổ sủi bọt

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Viên bổ sủi bọt dễ dùng, giúp phục hồi sức khỏe nhanh nhưng cũng chính đặc tính tốt này lại khiến các viên bổ sủi bọt có thể hại bạn.

1. Cao huyết áp

Thành phần tạo sủi bọt thực ra là một loại muối. Chúng gần giống với muối ăn ở khía cạnh làm cao huyết áp. Nếu bạn dùng liên tục và nhiều viên trong ngày thì chẳng khác gì đang ăn mặn. Huyết áp sẽ tăng tỷ lệ thuận với việc bạn uống nhiều viên sủi. Bởi vậy nếu bạn lạm dụng viên sủi bọt, không những không bổ mà còn có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm như mắt mờ, tai biến…

Lời khuyên: Những người tăng huyết áp, đặc biệt tăng huyết áp kịch phát thì không nên dùng viên bổ sủi bọt. Với người bình thường, không nên dùng quá 2 viên/ngày.

2. Tăng bệnh loét dạ dày

Thông thường, viên bổ sủi bọt chứa hàm lượng cao vitamin C. Vitamin C làm tăng độ axit gây ra ăn mòn thành dạ dày. Bệnh nhân bị loét dạ dày là do tăng tiết axit. Bởi vậy những viên sủi giàu vitamin C khiến bệnh viêm loét dạ dày trầm trọng hơn.

Lời khuyên: Nếu đang điều trị bệnh loét dạ dày, hay bị ợ chua thì tuyệt đối không nên dùng.

3. Nguy cơ sỏi thận

Vitamin C- thành phần có bản chất hóa học là axit sẽ làm axit hóa nước tiểu. Trong nước tiểu lại giàu axit oxalic. Khi dùng viên sủi bọt thì vitamin C sẽ kết hợp với axit oxalic tạo ra sỏi dạng oxalate. Bởi vậy, lạm dụng viên bổ sủi bọt có thể làm tăng độ kết tủa của sỏi dạng oxalat lên 1,5-2 lần, tức là tăng nguy cơ sỏi thận lên tới 1,5-2 lần.

Lời khuyên: Những người có cặn thận, sỏi thận chỉ nên dùng hạn chế. Những người đang dùng thuốc trị sỏi thận thì không nên dùng. Người bình thường không nên dùng quá 2 viên/ngày.

4. Đau bụng nặng hơn

Thành phần tạo bọt trong viên sủi bọt là muối có gốc- CO3. Khi thả viên sủi vào nước, gốc- CO3 tạo ra CO2 hình thành lên bọt Bọt khí CO2 này tuy không độc với đường tiêu hoá nhưng nó làm căng giãn dạ dày. Nếu như bạn đang bị đau bụng vì lý do nào đó như viêm dạ dày, loét dạ dày, chảy máu dạ dày, ung thư dạ dày thì việc căn giãn dạ dày càng làm khiến cơn đau dữ dội hơn. Khi bạn uống viên sủi chưa hòa tan hoàn toàn, thành phần- CO3 sẽ vào đường tiêu hóa và sinh sản ra CO2 làm dạ dày căng giãn.

Lời khuyên: Khi hòa viên sủi bọt vào nước, bạn cần để chúng tan hoàn toàn, để tránh tạo CO2 trong đường tiêu hóa. Khi bạn cầm cốc nước lắc qua lắc lại mà không thấy bọt khí nổi lên thì mới được dùng.

(Bài viết dựa theo tư vấn của BS. Yên Lâm, Học viện Quân Y)

Theo SKGD
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.