Hết thời sốt nóng, giá đất nền 'xì hơi'

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bộ Xây dựng cho biết, tại các địa phương không còn tình trạng tăng nóng, sốt cục bộ như những tháng đầu năm. Giá giao dịch thứ cấp nhà ở riêng lẻ và đất nền trong quý III/2022 có xu hướng giảm, khoảng 2-3% so với quý trước.

Đất nền giảm giá

Thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản trong quý III/2022, Bộ Xây dựng cho biết, giá giao dịch căn hộ chung cư trong quý này cơ bản ổn định so với quý trước, giá nhà ở chung cư tại một số khu vực tại TP Hà Nội, TPHCM tăng hơn so với quý II.

Đáng chú ý, các dự án nhà ở thương mại tại khu vực trung tâm của các đô thị hầu như không có căn hộ với mức giá dưới 25 triệu đồng/m2; căn hộ có mức giá này chỉ có tại một số ít các dự án tại khu vực xa trung tâm như các quận/huyện.

Sản phẩm chủ đạo trên thị trường vẫn là các căn hộ phân khúc trung cấp có mức giá khoảng 30-50 triệu đồng/m2.

Tại Hà Nội và TP HCM một số dự án có vị trí đặc biệt, trung tâm có mức giá quảng cáo, chào bán rất cao từ 80-160 triệu đồng/m2.

Hết thời sốt nóng, giá đất nền 'xì hơi' ảnh 1

Giá giao dịch thứ cấp nhà ở riêng lẻ và đất nền trong quý III/2022 có xu hướng giảm nhẹ, khoảng 2-3% so với quý trước.

Đối với nhà ở riêng lẻ, đất nền, Bộ Xây dựng cho biết, nhìn chung, giá giao dịch thứ cấp nhà ở riêng lẻ và đất nền trong quý III có xu hướng giảm nhẹ, khoảng 2-3% so với quý trước.

Một số khu vực có mức giá giao dịch giảm nhiều trong quý như: quận Hà Đông, huyện Thanh Trì, Hoài Đức (Hà Nội); quận 12, huyện Củ Chi (TP HCM); huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu); quận Sơn Trà, Liên Chiểu (Đà Nẵng); TP Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai).

"Tại các địa phương không còn tình trạng tăng nóng, sốt cục bộ như những tháng đầu năm. Nhiều địa phương đã có các giải pháp kịp thời để kiểm tra, ngăn chặn việc chia tách, "phân lô, bán nền" tại các khu vực chưa được phép đầu tư, thiếu hệ thống hạ tầng", Bộ Xây dựng thông tin.

Nguồn cung hạn chế

Về nguồn cung, Bộ Xây dựng cho biết, số lượng nhà ở thương mại hoàn thành là 17 dự án với 4.123 căn, số lượng dự án bằng khoảng 71% so với quý II/2022 và bằng khoảng 34% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó tại miền Bắc có 10 dự án với 2.396 căn, tại miền Trung có 01 dự án, tại miền Nam có 06 dự án với 1.711 căn.

Số lượng nhà ở thương mại đang triển khai xây dựng là 1.148 dự án với 324.511 căn, số lượng dự án tương đương với quý II/2022 và bằng khoảng 163,3% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó tại miền Bắc có 212 dự án với 164.271 căn, tại miền Trung có 221 dự án với 95.941 căn, tại miền Nam có 715 dự án với 64.299 căn.

Hết thời sốt nóng, giá đất nền 'xì hơi' ảnh 2

Nguồn cung nhà ở còn hạn chế, căn hộ giá rẻ hầu như không ghi nhận nguồn cung mở bán mới trong quý.

Số lượng nhà ở thương mại được cấp phép mới là 36 dự án với 24.324 căn, số lượng dự án bằng khoảng 124% so với quý II/2022 và bằng khoảng 92,3% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó tại miền Bắc có 18 dự án với 12.650 căn, tại miền Trung có 13 dự án với 3.585 căn, tại miền Nam có 05 dự án với 8.134 căn tại TP HCM và Bình Dương.

Từ các số liệu thống kê trên cho thấy nguồn cung về nhà ở thương mại trong quý III/2022 vẫn chưa được cải thiện, nguồn cung về nhà ở từ các dự án mới được bổ sung không nhiều, nguồn cung nhà ở mới trong quý chủ yếu vẫn đến từ những dự án đã được triển khai và đang được mở bán. Nguồn cung nhà ở xã hội rất hạn chế, căn hộ giá rẻ hầu như không ghi nhận nguồn cung mở bán mới trong quý.

“Nguyên nhân trên được cho là do lượng dự án được mở mới giảm so với các năm trước, trong khi nhiều dự án đã được chấp thuận gặp vướng mắc trong thủ tục đầu tư, pháp lý (đặc biệt là việc giao đất, tính tiền sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch và cấp phép xây dựng…”, Bộ Xây dựng đánh giá.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.