Hành trình lột xác của quân đội Nga

Nguồn: International Institute for Strategic Studies
Nguồn: International Institute for Strategic Studies
Màn duyệt binh ấn tượng mừng Ngày Chiến thắng hôm 9/5 phần nào tái hiện được con đường phát triển như vũ bão của lực lượng quân đội Nga.

Những cuộc duyệt binh hàng năm của Nga không chỉ nhằm mục đích kỷ niệm ngày Liên Xô giành thắng lợi trước phát xít Đức trong Thế chiến II mà còn là dịp để Điện Kremlin phô diễn sức mạnh quân sự hiện đại, theo CNN.

Nổi bật tại sự kiện này là hình ảnh những chiếc xe tăng T-14 Amarta tân tiến nhất lăn bánh qua Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow hay cảnh các phi cơ siêu thanh chao liệng trên bầu trời.

Giới chuyên gia đánh giá, cuộc duyệt binh được tổ chức vào đúng thời điểm mà sức mạnh quân sự Nga đang ở đỉnh cao, hùng mạnh nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh.

Khí tài hiện đại

Suốt một thập kỷ qua, Nga đã chi hàng chục tỷ USD nhằm hiện đại hóa và tái huấn luyện lực lượng chiến đấu kế thừa từ thời Liên Xô.

Moscow đầu tư rất mạnh tay vào việc chế tạo tên lửa hạt nhân, xe tăng và máy bay chiến đấu. Thậm chí, bộ quân phục cũng được tân trang với một diện mạo hấp dẫn.

Thành tựu lớn nhất của Nga là kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, mới đây được bổ sung các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa với thiết kế nhắm tới vô hiệu hóa lá chắn phòng thủ tên lửa Mỹ.

Nga cũng nắm trong tay những hệ thống phòng không và lực lượng không quân đẳng cấp thế giới. Các chiến đấu cơ nước này triển khai tới Syria đã và đang tạo ra những tác động mạnh mẽ, góp phần thay đổi cục diện chiến trường khu vực.

Can thiệp quân sự

Hành trình lột xác của quân đội Nga ảnh 1

Nguồn: International Institute for Strategic Studies

Nguyên nhân khiến Nga có một sức mạnh quân sự áp đảo như vậy không đơn thuần chỉ nằm ở kho vũ khí mà còn ở khả năng sẵn sàng điều động quân ra nước ngoài, bình luận viên Matthew Chance từ CNN nhận xét.

Điện Kremlin đã thể hiện tính quyết đoán trong chính sách đối ngoại của mình khi tiến hành can thiệp quân sự tại Gruzia năm 2008, Ukraine năm 2014 và gần đây nhất là triển khai các cuộc không kích ở Syria nhằm hỗ trợ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad chống khủng bố.

Mặc dù Nga phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt, cấm vận từ phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine, uy tín của Tổng thống Vladimir Putin vẫn không hề suy giảm, trái lại, ngày càng tăng cao.

Thực tế, sau khi Moscow can thiệp quân sự tại Syria, tỷ lệ tín nhiệm của ông Putin đã chạm mức 82%, theo kết quả một cuộc thăm dò từ Trung tâm Phân tích Levada.

Hướng đi bền vững

Hành trình lột xác của quân đội Nga ảnh 2

Nguồn: IHS Jane's

Theo Chance, quân đội là một nguồn lực tối quan trọng đối với chính quyền Putin và ông không ngần ngại đầu tư hàng tỷ USD vào đây.

Ngân sách quốc phòng Nga vài năm qua giảm nhẹ nhưng nước này vẫn đứng hàng đầu trong danh sách những quốc gia có mức chi tiêu quân sự cao nhất thế giới.

Cuộc khủng hoảng giá dầu đã gây ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế Nga, buộc họ phải cắt giảm ngân sách, trong đó có ngân sách quốc phòng. Nếu giá dầu tiếp tục đứng ở mức thấp, Moscow có lẽ vẫn sẽ phải hạn chế chi tiêu cho quân sự. Thế nhưng, một điều dường như không bao giờ thay đổi là sự ủng hộ của công chúng Nga đối với lực lượng quân đội, ông Chance nhấn mạnh.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG