Hành trình kiểm lâm vào rừng đặt bẫy ảnh ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

TPO - Để bảo tồn sự đa dạng sinh học, kịp thời phát hiện và bảo vệ các loại động vật quý hiếm, cán bộ kiểm lâm ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống tổ chức nhiều chuyến đi điều tra, đặt bẫy ảnh trong rừng sâu.

Video cán bộ kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Nghệ An) lội suối băng rừng đặt bẫy ảnh bảo tồn đa dạng sinh học.

Hành trình kiểm lâm vào rừng đặt bẫy ảnh ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống ảnh 1

Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Huống (Nghệ An) có diện tích hơn 46 nghìn ha. Trong đó có hơn 40 nghìn ha rừng đặc dụng, hơn 6 nghìn ha rừng phòng hộ và 200 ha rừng sản xuất. Toàn bộ rừng trải rộng trên 120 bản của 15 xã thuộc 5 huyện miền núi tỉnh Nghệ An.

Hành trình kiểm lâm vào rừng đặt bẫy ảnh ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống ảnh 2

Nơi đây được biết đến là khu bảo tồn có sự đa dạng sinh học. Cùng với Khu BTTN Pù Hoạt và Vườn quốc gia Pù Mát, Khu BTTN Pù Huống được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 9/2007.

Hành trình kiểm lâm vào rừng đặt bẫy ảnh ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống ảnh 3

Theo thống kê, trong khu bảo tồn có 564 loài động vật (có 70 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam) và 1.806 loài thực vật (có 76 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam).

Hành trình kiểm lâm vào rừng đặt bẫy ảnh ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống ảnh 4

Để đánh giá chính xác nguồn tài nguyên đa dạng sinh học nơi đây, thời gian qua Khu BTTN Pù Huống đã tổ chức nhiều chuyến đi điều tra, đặt bẫy ảnh trong rừng sâu. Ngoài việc kịp thời phát hiện các loài động, thực vật mới, các loài quý hiếm thì còn kịp thời phát hiện người xâm hại rừng tự nhiên, săn bắt thú.

Hành trình kiểm lâm vào rừng đặt bẫy ảnh ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống ảnh 5

Mỗi chuyến đi, các cán bộ khu bảo tồn phải đi dài ngày trong rừng sâu. Để đảm bảo an toàn, mỗi người phải mang theo những túi balo lớn với đầy đủ các dụng cụ, thực phẩm thiết yếu.

Hành trình kiểm lâm vào rừng đặt bẫy ảnh ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống ảnh 6

Để có thể phát hiện những loài động vật mới, các cán bộ kiểm lâm sẽ đặt bẫy ảnh trên một diện tích rộng, bao quát.

Hành trình kiểm lâm vào rừng đặt bẫy ảnh ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống ảnh 7Hành trình kiểm lâm vào rừng đặt bẫy ảnh ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống ảnh 8

Vị trí chọn đặt máy bẫy ảnh là nơi các loài động vật thường xuyên xuất hiện như khu vực kiếm ăn, đường đi... nhằm phát huy hết hiệu quả của máy.

Sau khi gắn cố định máy bẫy ảnh trên thân cây, các cán bộ sẽ cài đặt thông số và kiểm tra lại hoạt động của máy.

Hành trình kiểm lâm vào rừng đặt bẫy ảnh ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống ảnh 9

Máy bẫy ảnh sẽ tự động chụp khi phát hiện thân nhiệt và di chuyển. Chính vì vậy, trước khu vực đặt máy bẫy ảnh sẽ được dọn dẹp sạch sẽ nhằm thu được những bức ảnh có chất lượng tốt, tránh trường hợp máy tự chụp khi gió thổi khiến cây cối lay chuyển.

Hành trình kiểm lâm vào rừng đặt bẫy ảnh ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống ảnh 10Hành trình kiểm lâm vào rừng đặt bẫy ảnh ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống ảnh 11

Tại mỗi vị trí đặt máy sẽ được ghi chép cẩn thận về vị trí, thời gian, tọa độ, môi trường nhằm phục vụ việc điều tra đồng thời tránh thất lạc thiết bị.

Hành trình kiểm lâm vào rừng đặt bẫy ảnh ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống ảnh 12

Việc đặt máy bẫy ảnh sẽ giúp lực lượng chức năng đánh giá chính xác sự đa dạng sinh học, các loài động vật quý hiếm trong khu vực. Từ đó có những phương pháp nhằm bảo tồn các loài động, thực vật.

Hành trình kiểm lâm vào rừng đặt bẫy ảnh ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống ảnh 13

Ngoài ra còn giúp lực lượng kiểm lâm bảo vệ rừng, tránh sự xâm hại của người vào rừng săn bẫy thú, xâm hại hệ thực vật.

Tin liên quan