Cho đến nay dự đoán của ông đã được chứng minh là đúng. Quân đội Pháp đã triển khai các phương tiện bọc thép hạng nhẹ và sức mạnh không quân trong các nhiệm vụ chiến đấu ở Afghanistan, Congo, Côte d’Ivoire, Cộng hòa Trung Phi và Mali.
Nhưng các xe tăng chiến đấu chủ lực của quân đội Pháp đã không nhả đạn kể từ sau Chiến tranh vùng Vịnh.
Vào mùa hè năm 2015, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã dùng hai tiểu đoàn xe tăng Leclerc vào cuộc nội chiến ở Yemen - và từ một vài báo cáo sơ sài, có vẻ như chiếc xe tăng này đã hoạt động tốt hơn so với M-1 Abrams do Mỹ sản xuất trong cuộc xung đột ấy.
Pháp, cùng với Anh, là các nước tiên phong trong chiến tranh bọc thép kể từ Thế chiến I. Vào đầu Thế chiến II, họ thực sự đã trang bị nhiều xe tăng hơn - và xe cũng được trang bị vũ khí tốt hơn - so với quân Đức.
Trong Chiến tranh Lạnh, Pháp đã sản xuất hai dòng xe tăng lớn - AMX-13 và AMX-30. AMX-13 là một xe tăng hạng nhẹ. Ra mắt vào năm 1953, nó chỉ nặng 13 tấn với khẩu pháo 75 mm.
Cả Israel và Ấn Độ đều triển khai AMX-13 trong trận chiến chống lại các đối thủ Ả Rập và Pakistan. Tính cơ động của AMX-13 rất hữu ích, nhưng nó được bọc thép quá mỏng cho trận chiến với các xe tăng khác.
Tuy nhiên, quân đội Pháp cho rằng vũ khí chống áo giáp đang trở nên hiệu quả đến mức việc thêm áo giáp dày hơn là vô nghĩa. Họ thích nhấn mạnh tốc độ và hỏa lực. Do đó, khi xe tăng AMX-30 xuất hiện vào năm 1966, nó chỉ có 80 mm giáp, so với 243 mm giáp bảo vệ xe tăng M-47 Patton của Mỹ.
Nhưng AMX-30 vẫn có một khẩu pháo 105 ly khá tốt và mặc dù có lớp giáp nhẹ, nó đã thu hút được các đơn đặt hàng nước ngoài quan trọng. Nó cũng tỏ ra dễ thích nghi với các phương tiện hỗ trợ khác nhau.
Đến đầu những năm 1980, một thế hệ xe tăng phương Tây mới xuất hiện, tiêu biểu là M-1 Abrams của Mỹ. Những bộ giáp composite có khả năng chống chịu cao trước các tên lửa chống tăng hiện đại.
Trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, lớp giáp của M-1 đã chứng minh khả năng chống chịu gần như hoàn toàn không chỉ với tên lửa chống tăng mà còn cả đạn xuyên giáp 125 mm được bắn bởi xe tăng T-72 do Nga sản xuất.
Leclerc có cấu hình tháp pháo nhỏ hơn so với Abrams, điều này khiến cho việc tấn công nó trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng tháp pháo nhỏ hơn dành ít không gian hơn cho việc nâng cấp bên trong.
Với trọng lượng 60 tấn, Leclerc nhẹ hơn 10 tấn so với hầu hết các xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây. Có rất nhiều lợi ích – tỷ lệ sức mạnh trên trọng lượng, áp lực mặt đất thấp hơn, khả năng tăng tốc tuyệt vời và tốc độ tối đa tương đối cao, 72km/h. Leclerc tiết kiệm nhiên liệu hơn rất nhiều so với nhiều xe tăng khác. Nó có thể di chuyển 550km trước khi tiếp nhiên liệu, so với 420km của Abrams. Điều này làm giảm gánh nặng hậu cần của xe tăng.
Người Pháp đã tiết lộ một bản nâng cấp mới, Leclerc XLR, vào tháng 6/2016, với mục tiêu giữ cho xe Lerlerc vẫn phù hợp để hoạt động đến năm 2040. Ngoài các cảm biến và thiết bị điện tử mới, XLR sẽ có bộ giáp mô-đun, bao gồm bộ bảo vệ chống lại IED (thiết bị nổ tự tạo) bằng cách gây nhiễu tín hiệu di động và một thiết bị chống súng chống tăng bộ binh.