Tây Nguyên:

Hàng trăm công trình nước sạch nông thôn bỏ hoang

TP - Trong khi hàng vạn người dân Tây Nguyên thiếu nước sinh hoạt, thì hàng trăm công trình nước sạch nông thôn đầu tư tiền tỷ lại bỏ hoang, chưa tìm được giải pháp khắc phục.

Bỏ hoang

Theo kết quả kiểm tra các công trình cấp nước tập trung từ đoàn công tác (gồm các sở NN&PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư), hiện toàn tỉnh Đắk Lắk có 135 công trình thì 46 công trình đã ngưng hoạt động, trong đó 18 công trình hư hỏng nặng không thể khắc phục.

Năm 2003 - 2005, xã Hòa Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột được chính phủ Đan Mạch tài trợ xây dựng 7 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung với tổng số vốn gần 2,7 tỷ đồng, phục vụ nước sinh hoạt đảm bảo chất lượng cho 1.153 hộ dân. Khi hoàn thành giao cho địa phương quản lý, vận hành, nhưng chỉ sau vài năm các công trình lần lượt đóng cửa, nay chỉ còn 2 công trình hoạt động ở mức trung bình. Ông Vũ Quyền, chủ nhiệm HTX dịch vụ cấp nước tập trung thôn 2 và thôn 4, xã Hòa Xuân cho biết, công trình cấp nước thôn 2 + 4 phục vụ khoảng 300 hộ dân, thời gian đầu hoạt động rất hiệu quả, cách đây 2 năm công trình bị hư một số hạng mục mà không có kinh phí sửa chữa nên đành bỏ. “Những hư hỏng nhẹ còn cố gắng khắc phục, duy trì hoạt động nhưng hư nặng cần thay thế phụ tùng, chúng tôi cũng đành bỏ vì không có kinh phí”, ông Quyền nói.

Hàng trăm công trình nước sạch nông thôn bỏ hoang ảnh 1

Nhiều công trình nước sạch bỏ hoang.

Theo chương trình mục tiêu quốc gia 134, 135 của Chính phủ, xã Ea Sin, huyện Krông Púk cũng được đầu tư 1,7 tỷ đồng xây dựng 4 công trình cấp nước sinh hoạt phục vụ 400 hộ dân. Tuy nhiên, nguồn nước bị nhiễm phèn nặng, nước màu đỏ và mùi tanh nên nhiều năm nay người dân vẫn đi gùi nước suối về dùng.

Công trình cấp nước tập trung tại các địa phương khác ở Đắk Nông, Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai cũng trong tình trạng tương tự. Xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông được đầu tư 10 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung thì 7 công trình đã ngưng hoạt động, 3 công trình còn lại khai thác ở mức trung bình.

Theo thống kê từ Trung tâm nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn Đắk Nông, toàn tỉnh có 230 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đầu tư tổng vốn hơn 233 tỷ đồng, cấp nước sinh hoạt cho khoảng 20.000 hộ dân. Nhưng đến nay 127 công trình đã bỏ hoang, chiếm hơn 50%, chỉ có 20 công trình hoạt động tốt, 83 công trình còn lại mức trung bình và kém hiệu quả.

Chuyển đổi cơ chế quản lý

Ông Phạm Ngọc Bình, Phó giám đốc Trung tâm nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết, 19 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung do trung tâm quản lý đang hoạt động bền vững, các công trình ngưng hoạt động chủ yếu do địa phương quản lý. Nguyên nhân khiến công trình cấp nước tập trung bị bỏ hoang là do đầu tư tràn lan, thiếu đồng bộ, đội ngũ quản lý và vận hành không có chuyên môn, không đề ra được quy chế hoạt động cụ thể, không xây dựng được nguồn kinh phí bảo dưỡng công trình thường xuyên, nhiều công trình xây dựng ở khu vực không có điện, chất lượng nước không bảo đảm.

Ngày 7/10/2014, UBND tỉnh Đắk Lắk đã phê duyệt đề án “Phục hồi, sửa chữa nâng cao hiệu quả vốn đầu tư các công trình cấp nước đã xuống cấp”. Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn đã xây dựng kế hoạch nâng cấp sửa chữa một số công trình. Năm 2015, trung tâm đã nhận và sửa chữa 2 công trình cấp nước địa phương bỏ hoang hoạt động hiệu quả trở lại. Trung tâm đã đề xuất chuyển đổi mô hình quản lý vận hành các công trình cấp nước tập trung về trung tâm nước sạch, doanh nghiệp và thanh lý những công trình không thể phục hồi. Năm nay, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường Đắk Lắk đã nhận 21 công trình do địa phương quản lý để sửa chữa, vận hành.

Theo thống kê từ Trung tâm nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn Đắk Nông, toàn tỉnh có 230 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đầu tư tổng vốn hơn 233 tỷ đồng, cấp nước sinh hoạt cho khoảng 20.000 hộ dân. Nhưng đến nay 127 công trình đã bỏ hoang, chiếm hơn 50%, chỉ có 20 công trình hoạt động tốt, 83 công trình còn lại mức trung bình và kém hiệu quả.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
TPO - Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải tạo, bảo đảm khang trang, sạch đẹp, phục vụ tốt nhất đời sống người dân sau khi được bàn giao nhà tái định cư.