Hàng hóa nhiều, người dân vẫn đổ xô mua lương thực ở 2 thành phố Tây Nguyên

0:00 / 0:00
0:00
Người mua lẫn người bán đông ở chợ Tân An làm tắc đường
Người mua lẫn người bán đông ở chợ Tân An làm tắc đường
TPO - Dù hàng hóa nhiều, không tăng giá, nhưng một số người dân ở 2 thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) và Gia Nghĩa (Đắk Nông) nghe ngóng có thông tin phong tỏa theo Chỉ thị 16 nên vội vàng, đổ xô đến chợ, siêu thị mua tích trữ lương thực.

Chiều 23/7, theo ghi nhận của PV Tiền Phong tại chợ Tân An (phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột), lượng người đến chợ mua lương thực thực phẩm đông đột biến. Theo Ban Quản lý chợ Trung tâm Buôn Ma Thuột, lượng người mua đến đông nên các mặt hàng như rau, củ, quả, thịt, cá, hải sản nhanh chóng hết . Đến 15 giờ cùng ngày, hàng tươi sống ở chợ hầu như không còn để bán.

Hàng hóa nhiều, người dân vẫn đổ xô mua lương thực ở 2 thành phố Tây Nguyên ảnh 1

Người dân đi mua sắm tại một siêu thị trên đường Trần Nhật Duật tràn xe ra lòng đường

Vừa mua hết gần 1 triệu tiền hàng, chất đầy xe máy, chị Nguyễn Thị Hằng (trú tại phường Tân An) cho biết, trưa nay trên mạng xã hội đồn đoán TP Buôn Ma Thuột sẽ bị phong tỏa chống dịch nên tranh thủ mua lương thực, thực phẩm. “Tôi không biết như thế nào, nhưng người gần nhà tôi đều đi mua sắm khi nghe đồn phong tỏa thành phố. Chật vật mãi mới mua được ít thịt, cá, rau và một bao gạo. Hi vọng chừng này sẽ đủ cầm cự suốt thời gian bị phong tỏa”, chị Hằng nói.

Hàng hóa nhiều, người dân vẫn đổ xô mua lương thực ở 2 thành phố Tây Nguyên ảnh 2

Chen chân vào chợ mua sắm vì lo sợ thành phố phong tỏa

Tương tự, tại một siêu thị trên đường Trần Nhật Duật, phường Tân Lợi và đường Lê Duẩn tình trạng người dân đổ dồn đi mua sắm, chen chúc nhau, để xe máy tràn ra lòng đường.

“Tụ tập đông người có nguy cơ lây nhiễm rất lớn. Chúng tôi tin tưởng, chính quyền sẽ có những quyết sách đảm bảo bình ổn giá cả", ông Đặng Ngọc Dương (trú tại phường Ea Tam) chia sẻ.

Hàng hóa nhiều, người dân vẫn đổ xô mua lương thực ở 2 thành phố Tây Nguyên ảnh 3

Người dân đổ dồn đi mua sắm ở một siêu thị trên đường Phan Bội Châu

Đại diện một siêu thị trên đường Phan Bội Châu cho biết, lượng khách hàng đến siêu thị tăng đột biến từ đầu giờ chiều ngày hôm nay. "Chỉ vài tiếng đồng hồ, siêu thị đã bán được 4,2 tạ thịt heo. Chúng tôi nói với khách hàng, nên ở nhà sử dụng phần mềm để mua sắm trực tuyến để vừa đảm bảo an toàn phòng dịch, còn giá cả không thay đổi", đại diện siêu thị trên nói.

Tương tự, lãnh đạo Siêu thị Mega ở phường Tân Lập cho biết, đã ký cam kết với UBND các cấp ở Đắk Lắk, Cục quản lý thị trường Đắk Lắk sẽ cung ứng đầy đủ nhu yếu phẩm cho người dân, không găm hàng, tăng giá.

Còn ông Võ Văn Tú, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ thực phẩm Nụ cười Ban Mê (phường Thành Công) cho biết, đến hơn 15 giờ cùng ngày, vẫn còn đông khách hàng chờ mua thịt. Để bảo đảm an toàn chống dịch, cửa hàng buộc phải bố trí nhân viên lấy thông tin khách, giao hàng miễn phí tận nhà; Đồng thời, giải thích cho khách hàng hiểu, luôn cung ứng đủ hàng hóa.

Trước thông tin TP Buôn Ma Thuột có giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 không, Phó chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột Đoàn Ngọc Thượng cho biết, chiều nay Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk họp mới cho ý kiến cụ thể.

Hàng hóa nhiều, người dân vẫn đổ xô mua lương thực ở 2 thành phố Tây Nguyên ảnh 4

Rất đông người dân TP Gia Nghĩa đi mua sắm ở chợ

Còn tại Đắk Nông, người dân cũng đổ xô đi mua sắm trước thời điểm chỉ đạo giãn cách xã hội toàn TP Gia Nghĩa theo chỉ thị 16 của Thủ tướng, hiệu lực (từ 12 giờ ngày 23/7).

Hàng hóa nhiều, người dân vẫn đổ xô mua lương thực ở 2 thành phố Tây Nguyên ảnh 5

Người dân lo lắng đi mua sắm

Hàng hóa nhiều, người dân vẫn đổ xô mua lương thực ở 2 thành phố Tây Nguyên ảnh 6

Một cửa hàng thịt heo đường Phan Bội Châu luôn trong tình trạng quá tải

Hàng hóa nhiều, người dân vẫn đổ xô mua lương thực ở 2 thành phố Tây Nguyên ảnh 7

Người dân đi chợ chủ yếu mua sắm rau, củ, quả, thịt cá...

Hàng hóa nhiều, người dân vẫn đổ xô mua lương thực ở 2 thành phố Tây Nguyên ảnh 8

Bán hàng ngay trên lề đường làm cho đường Ngô Quyền bị ùn tắc

MỚI - NÓNG