Hải quân Mỹ - Trung đụng độ, điều gì xảy ra?

Hải quân Mỹ - Trung đụng độ, điều gì xảy ra?
TPO - Các  cuộc đụng độ căng thẳng tuy chưa dẫn đến xung đột gần đây giữa hải quân Trung  Quốc và hải quân Mỹ khiến người ta phải đặt câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu hai bên can dự vào một cuộc hải chiến?

Có một sự thật rõ ràng là hải quân Trung Quốc không có kinh nghiệm chiến đấu thực sự và cũng không thể đối chọi với hải quân Mỹ ở quy mô toàn cầu. Phía Mỹ vượt trội về số lượng cũng như chất lượng về mọi mặt, không chỉ về công nghệ.

Hải quân Mỹ được huấn luyện tốt hơn, có nhiều kinh nghiệm chiến đấu thực tế hơn, do vậy chiếm ưu thế trong một cuộc xung đột tương lai.

Nhưng đó không phải là tất cả. Bởi nhiều một số chuyên gia, Trung Quốc đang “chạm mà chắc” cải thiện cách huấn luyện cũng như cách thức tiến hành tập trận trên biển.

Điều này đang khiến Mỹ lo ngại bởi nay đã phải đối mặt với khả năng thất bại hoặc ít nhất là bị dồn vào thế bí trong một xung đột khu vực có giới hạn với Trung Quốc.

Luận thuyết này là tâm điểm của một bài báo gần đây đăng trên tạp chí Proceedings  của Học viện Hải quân Mỹ mà tác giả là đại úy hải quân Mỹ Dale Rielage. Là giám đốc tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương, ông Rielage hẳn có nhiều thông tin về quân đội Trung Quốc.

Hải quân Mỹ - Trung đụng độ, điều gì xảy ra? ảnh 1 Không quân hải quân Trung Quốc

Thập kỷ vừa qua chứng kiến “một sự cải  thiện đáng kể về quy mô  và sự phức tạp trong hoạt động huấn luyện của hải quân Trung Quốc, đồng thời với việc mở rộng các nhiệm vụ, hoạt động và năng lực”, ông Rielage viết.

 “Tâm điểm của những việc này là các nhiệm vụ chiến đấu trên biển trình độ cao-  phần cơ bản nhất của một hạm đội trong việc chống lại hải quân đối phương… Sự thành thục của hải quân Trung Quốc đang tăng lên thông qua việc đầu tư phát triển các phương pháp huấn luyện tiên tiến hơn, thực tế hơn”.

Tuy nhiên, dù Trung Quốc có thiết bị, tàu chiến, vũ khí mới, họ sẽ triển khai như thế nào, tác chiến ra sao trong trường hợp một cuộc chiến nổ ra là điều ít rõ ràng hơn.
Một tàu chiến đơn lẻ, chưa nói tới cả một hạm đội, là một cỗ máy phức tạp được điều khiển bởi hàng trăm hay thậm chí là hàng ngàn thủy thủ. Càng đông càng rắc rối và dễ xảy ra sai sót. Chiến tranh là hoạt động dễ gây ra lộn xộn và khó dự đoán vì thế quân đội phải tập luyện chiến thuật nhiều lần để biết phải làm gì trong thực tế chiến đấu.

Hải quân, hơn nhiều binh chủng khác, ít nhất cần tới nhiều thập kỷ để xây dựng và hoàn thiện để trở thành một đội quân đáng tin cậy. Và khi nói đến chiến thuật, Trung Quốc rõ ràng tụt lại sau so với Mỹ.

Ví dụ, các chỉ huy Trung Quốc thường xuyên tạo ra các kỹ thuật “nhanh chóng” khi học các công nghệ mới, theo lời ông Rielage.  Các sỹ quan Trung Quốc được trang bị các hệ thống chỉ huy và kiểm soát  hiện đại, nhờ được đầu tư quốc phòng lớn. Nhưng họ thường xuyên thấy không đủ sức kiểm soát những hệ thống này và quay lại các phương pháp cũ hơn, ít hiệu quả hơn.

Hải quân Mỹ - Trung đụng độ, điều gì xảy ra? ảnh 2 Dàn khu trục hạm Mỹ

“Các nhà bình luận quân sự Trung Quốc thường xuyên chỉ trích “chủ nghĩa hình thức” trong huấn luyện, huấn luyện với mục đích biểu diễn, rằng thực tế này đã làm mất giá trị của các hoạt động tập trận”, trung tá  lục quân Mỹ về hưu Dennis Blasko viết trong một bài báo năm 2015 đăng trên tạp chí War on the Rocks . “Mặc dù quân đội Trung Quốc có tiến bộ, các lãnh đạo của họ nhận thức rõ vẫn tồn tại những khiếm khuyết trong công tác huấn luyện của họ”.

Nhưng điều quan trọng là quân đội Trung Quốc vẫn đang cải thiện năng lực của họ. Những gì họ làm không mang tính cách mạng, nhưng cần thiết nếu họ muốn đối đầu với Mỹ trên biển.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.