Hải quân Kazakhstan 'khủng' ra sao dù không có biển?

Mới đấy, lực lượng Hải quân của Kazakhstan đã kỷ niệm 22 năm ngày thành lập lực lượng này. Vốn không phải là nước nằm gần biển, tuy nhiên Hải quân Kazakhstan đang ngày một lớn mạnh.
Aktau là bên cảng chính của Kazakhstan trên biển hồ Caspi.
Aktau là bên cảng chính của Kazakhstan trên biển hồ Caspi.

Theo tờ Astana Times của Kazakhstan, tuần này, hải quân nước này đã kỷ niệm 22 năm ngày thành lập lực lượng. Mặc dù một số nguồn tin ghi rằng hải quân Kazakhstan được thành lập vào năm 2003 theo sắc lệnh của Tổng thống, số khác lại lấy năm 1995 là năm lực lượng ra đời. Sự khác biệt về thời gian này xuất phát từ sự phát triển của lực lượng hải quân Kazakhstan, từ một đội tuần duyên trở thành một lực lượng hải quân.

Năm 1993, Đội tàu Biển Caspi của Liên Xô cũ đã chia ra thành các đội cho Nga, Azerbaijan, Turkmenistan và Kazakhstan. Đội tàu này đã trở thành nền tảng cho Lực lượng Tuần duyên trên biển của Kazakhstan. Năm 1995, nước này tuyên bố trở thành một nước có lực lượng hải quân và sau đó đã ký thỏa thuận phối hợp quốc phòng với Mỹ. Cùng năm đó, một đại diện của Lực lương Tuần duyên Mỹ đã đến thăm Kazakhstan.

Một thỏa thuận được ký kết giữa hai nước, qua đó Kazakhstan sẽ được nhận tàu Mariposa trong khuôn khổ một thỏa thuận giữa hai nước, nhưng sau đó đã bị hủy bỏ vào năm 1999 khi Kazakhstan bán 30 máy bay MiG cho Triều Tiên.

Hải quân Kazakhstan có khoảng 13 đến 15 tàu, phần lớn là những tàu tuần tra gần bờ. Tuy nhiên, vào năm 2012 Kazakhstan đã hạ thủy tàu chiến được đóng nội địa đầu tiên của họ, một tàu phóng tên lửa có tên Kazakhstan. Vào tháng 2, tạp chí IHS Janes đưa tin, xưởng đóng tàu Zenit Uralsk đang “có kế hoạch hạ thủy một tàu tuần dương lớp Bars thuộc Dự án 0300 cho lực lượng tuần duyên Kazakhstan vào tháng 4/2016”.

Vốn là nước không có biển, nhưng Kazakhstan lại có nhiều lo ngại đối với Biển hồ Caspi. Về diện tích, biển hồ Caspi là hồ nước lớn nhất nằm trong đất liền trên thế giới. Diện tích của biển hồ Caspi là hơn 370.000km2 và tiếp giáp 5 nước, gồm có Kazakhstan, Turkmenistan, Azerbaijan, Nga và Iran. Quanh thềm lục địa biển hồ này ước tính có trữ lượng đến 48 tỉ thùng dầu thô và 292 nghìn tỷ mét khối khí đốt.

Cả năm nước giáp biển hồ đã nhiều lần đàm phán trong suốt gần một thập kỷ để phân chia ranh giới trên Caspi, nhưng thỏa thuận cuối cùng vẫn chưa được thông qua. Vấn đề nan giải ở đây là làm sao để phân chia nguồn tài nguyên trên biển hồ Caspi cho 5 nước.

Ngoài ra, quyền đánh bắt xa bờ và tiếp cận lãnh hải quốc tế là một vấn đề không nhỏ. Sông Volga của Nga và các kệnh kết nối với biển Đen và biển Baltic là một điểm mà các nước Azerbaijan, Turkmenistan và Kazakhstan phải quan tâm.

Kazakhstan, với các mỏ dầu trên biển ở phía Bắc Caspi và không có cách nào khác để ra đại dương ngoại trừ qua các kênh đào của Nga, đã đầu tư vào việc phát triển lực lượng hải quân của mình trong những năm qua. Một số người đã gọi đây là cuộc chạy đua vũ trang trên biển Caspi, khi phần lớn thế giới đang tập trung vào vấn đề giữa Nga và Iran.

Một bài báo trên trang Foreign Policy của Mỹ đã viết, lý do của cuộc chạy đua vũ trang này một phần có thể là do sự thiếu tin tưởng Iran, nhưng không phải chỉ có vậy. Các nước nhỏ cũng lo lắng rằng sự áp đảo về hải quân sẽ cho phép Moscow có quyền định đoạt đối với tài nguyên trên biển Caspi. Iran và Nga cũng lo sợ Mỹ và các nước châu Âu tham gia vào vấn đề Caspi.

Tất cả những điều này, cộng với việc các nước tỏ ra không tin tưởng nhau và hành động thiếu minh bạch đang tạo tiền đề cho một cuộc xung đột lớn.

Theo Theo infonet.vn
MỚI - NÓNG